Giải bài tập SGK toán 7 tập 2 Phần Đại số- Chương 3-Luyện tập trang 8-9

Bài 3 (trang 8 SGK Toán 7 tập 2): Thời gian chạy 50m của các học sinh trong một lớp 7 được thầy giáo dạy Thể dục ghi lại trong hai bảng a và b.

Giải bài 3 trang 8 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Hãy cho biết:

a) Dấu hiệu chung cần tìm hiểu (ở cả hai bảng)

b) Số các giá trị của dấu hiệu và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu (đối với từng bảng)

c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng (đối với từng bảng)

Lời giải:

a) Dấu hiệu chung cần tìm ở cả hai bảng: Thời gian chạy hết 50m của học sinh.

b)

Ở bảng 5 Ở bảng 6
Số giá trị: 20

Số giá trị khác nhau: 5

Số giá trị: 20

Số giá trị khác nhau: 4

c)

Bảng 5 Bảng 6
Giá trị 8,3 có tần số 2

Giá trị 8,4 có tần số 3

Giá trị 8,5 có tần số 8

Giá trị 8,7 có tần số 5

Giá trị 8,8 có tần số 2

Giá trị 8,7 có tần số 3

Giá trị 9,0 có tần số 5

Giá trị 9,2 có tần số 7

Giá trị 9,3 có tần số 5

Kiến thức áp dụng

+ Dấu hiệu là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu.

+ Ứng với một điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu.

+ Số các giá trị (không nhất thiết khác nhau) của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra lập thành một dãy giá trị của dấu hiệu.

+ Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó.

Bài 4 (trang 9 SGK Toán 7 tập 2): Chọn 30 hộp chè một cách tùy ý trong kho của cửa hàng và đem cho kết quả được ghi lại trong bảng (sau khi đã trừ khối lượng của vỏ):

Giải bài 4 trang 9 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Hãy cho biết:

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu đó.

b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.

c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.

Lời giải:

a) – Dấu hiệu cần tìm: Khối lượng chè trong từng hộp.

– Số các giá trị: 30

b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu: 5

c) Giá trị 98 có tần số là: 3

Giá trị 99 có tần số là: 4

Giá trị 100 có tần số là: 16

Giá trị 101 có tần số là: 4

Giá trị 102 có tần số là: 3

Kiến thức áp dụng

+ Dấu hiệu là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu.

+ Ứng với một điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu.

+ Số các giá trị (không nhất thiết khác nhau) của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra lập thành một dãy giá trị của dấu hiệu.

+ Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó.