Giải bài tập SGK toán 7 tập 2 Phần Đại số- Chương 4-Luyện tập trang 36

Bài 19 (trang 36 SGK Toán 7 tập 2): Tính giá trị của biểu thức 16x2y5 – 2x3y2 tại x = 0,5 và y = -1.

Lời giải:

Giải bài 19 trang 36 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Vậy giá trị của biểu thức 16x2y5 – 2x3y2 tại x = 0,5 và y = –1 là -17/4.

Kiến thức áp dụng

+ Để tính giá trị biểu thức tại giá trị của biến cho trước ta thực hiện theo 2 bước :

Bước 1 : Rút gọn biểu thức (cộng, trừ các đơn thức đồng dạng) về dạng tối giản nhất có thể

Bước 2 : Thay các giá trị đã cho vào biến tương ứng.

(Ở bài toán này biểu thức không thể rút gọn nữa vì hai số hạng không đồng dạng).

Bài 20 (trang 36 SGK Toán 7 tập 2): Viết ba đơn thức đồng dạng với đơn thức -2x2y rồi tính tổng của cả bốn đơn thức đó.

Lời giải:

Có vô số đơn thức đồng dạng với đơn thức –2x2y có dạng k.x2.y (các bạn lấy hệ số k tùy ý khác 0).

Ba đơn thức đồng dạng với –2x2y là: 5x2y ; 2,5x2y ; –3x2y

Tổng cả bốn đơn thức:

    –2x2y + 5x2y + 2,5x2y + (–3x2y)

= (-2 + 5 + 2,5 – 3)x2y

= 2,5x2y

Kiến thức áp dụng

+ Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

+ Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến

Bài 21 (trang 36 SGK Toán 7 tập 2): Tính tổng của các đơn thức:

Giải bài 21 trang 36 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Lời giải:

Đây là ba đơn thức đồng dạng, nên tổng của chúng là:

Giải bài 21 trang 36 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Kiến thức áp dụng

+ Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến

Bài 22 (trang 36 SGK Toán 7 tập 2): Tính tích các đơn thức sau rồi tìm bậc của đơn thức nhận được:

Giải bài 22 trang 36 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Lời giải:

a) Tích của hai đơn thức là:

Giải bài 22 trang 36 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Bậc của đơn thức trên là tổng số mũ của các biến x và y

Số mũ của x là 5 ; Số mũ của y là 3

⇒ Bậc của đơn thức đó là 5+3=8.

b) Tích của hai đơn thức là:

Giải bài 22 trang 36 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Bậc của đơn thức trên là tổng số mũ của các biến x và y

Số mũ của x là 3 ; Số mũ của y là 5

⇒ Bậc của đơn thức đó là 3+5=8.

Kiến thức áp dụng

+ Dựa vào tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân các số và công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số để tính tích các đơn thức

Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.

+ Dựa vào định nghĩa :

Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.

Bài 23 (trang 36 SGK Toán 7 tập 2): Điền các đơn thức thích hợp vào ô trống:

Giải bài 23 trang 36 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Phân tích đề

Chỉ có các đơn thức đồng dạng mới cộng trừ được cho nhau. Do đó, với bài này, bạn chỉ cần điền vào ô trống một đơn thức để có tổng hoặc hiệu như đã cho.

Lời giải:

Giải bài 23 trang 36 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Có nhiều cách điền vào 3 ô trống ở câu c chẳng hạn :

10×5+ (-4×5) +(-5×5) = x5

Hoặc x5+3×5+ (-3×5) = x5

Hoặc x5+3+(-3) = x5

Kiến thức áp dụng

+ Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến