Giải bài tập SGK toán 7 tập 2 Phần Đại số- Chương 4-Luyện tập trang 46

Bài 49 (trang 46 SGK Toán 7 tập 2): Hãy tìm bậc của mỗi đa thức sau:

    M = x2 – 2xy + 5×2 – 1

    N = x2y2 – y2 + 5×2 – 3x2y + 5

Giải bài 49 trang 46 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Lời giải:

a) Rút gọn đa thức M ta có :

M = x2 – 2xy + 5×2 – 1 = (x2+ 5×2) – 2xy – 1 = 6×2 – 2xy – 1

Sau khi rút gọn, M có các hạng tử là:

6×2 có bậc 2

– 2xy có bậc 2

– 1 có bậc 0

Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất

⇒ Đa thức M = x2 – 2xy + 5×2 – 1 có bậc 2.

b) N = x2y2 – y2 + 5×2 – 3x2y + 5 có các hạng tử là

x2y2 có bậc 4 (vì biến x có bậc 2, biến y có bậc 2, tổng là 2 + 2 = 4)

– y2 có bậc 2

5×2 có bậc 2

– 3x2y có bậc 3 (vì biến x có bậc 2, biến y có bậc 1, tổng là 2 + 1 = 3)

5 có bậc 0

Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất.

⇒ Đa thức N = x2y2 – y2 + 5×2 – 3x2y + 5 có bậc 4

Kiến thức áp dụng

Để xác định bậc của đa thức ta cần :

+ Thu gọn đa thức

+ Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng đa thức thu gọn.

Bài 50 (trang 46 SGK Toán 7 tập 2): Cho các đa thức:

N = 15y3 + 5y2 – y5 – 5y2 – 4y3 – 2y

M = y2 + y3 – 3y + 1 – y2 + y5 – y3 + 7y5

a) Thu gọn các đa thức trên.

b) Tính N + M và N – M.

Lời giải:

a) N = 15y3 + 5y2 – y5 – 5y2 – 4y3 – 2y

= –y5 + (15y3 – 4y3) + (5y2 – 5y2) – 2y

= –y5 + 11y3 + 0 – 2y

= – y5 + 11y3 – 2y.

Và M = y2 + y3 – 3y + 1 – y2 + y5 – y3 + 7y5

= (y5 + 7y5) + (y3 – y3) + (y2 – y2) – 3y + 1

= 8y5 + 0 + 0 – 3y + 1.

= 8y5 – 3y + 1.

b) Ta đặt và thực hiện các phép tính N + M và N – M có

Giải bài tập Toán lớp 7

Vậy: N – M = – 9y5 + 11y3 + y – 1 ; N + M = 7y5 + 11y3 – 5y + 1.

Kiến thức áp dụng

+ Thu gọn đa thức : bằng cách cộng/trừ các đơn thức đồng dạng cho đến khi đa thức không còn đơn thức đồng dạng.

* Lưu ý : Đối với đa thức một biến, để không bị sót hạng tử khi thu gọn đa thức, ta nên thu gọn từ bậc cao tới bậc thấp. Khi đó ta không cần làm thêm bước sắp xếp lại đa thức theo bậc khi thực hiện các phép tính cộng, trừ đa thức.

Bài 51 (trang 46 SGK Toán 7 tập 2): Cho hai đa thức:

    P(x) = 3×2 – 5 + x4 – 3×3 – x6 – 2×2 – x3

    Q(x) = x3 + 2×5 – x4 + x2 – 2×3 + x –1.

a) Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức theo lũy thừa tăng của biến.

b) Tính P(x) + Q(x) và P(x) – Q(x).

Lời giải:

a) P(x) = 3×2 – 5 + x4 – 3×3 – x6 – 2×2 – x3

= – x6 + x4 + (– 3×3 – x3) + (3×2 – 2×2) – 5

= – x6 + x4 – 4×3 + x2 – 5.

= – 5+ x2 – 4×3 + x4 – x6

Và Q(x) = x3 + 2×5 – x4 + x2 – 2×3 + x –1

= 2×5 – x4 + (x3 – 2×3) + x2 + x –1

= 2×5 – x4 – x3 + x2 + x –1.

= –1+ x + x2 – x3 – x4 + 2×5

b) Ta đặt và thực hiện phép tính P(x) + Q(x) và P(x) – Q(x) có

Giải bài 51 trang 46 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Vậy: P(x) + Q(x) = – 6 + x + 2×2 – 5×3 + 2×5 – x6

P(x) – Q(x) = – 4 – x – 3×3 + 2×4 – 2×5 – x6

Bài 52 (trang 46 SGK Toán 7 tập 2): Tính giá trị của đa thức P(x) = x2 – 2x – 8 tại: x = -1; x = 0 và x = 4.

Lời giải:

Thay lần lượt các giá trị x vào đa thức P(x) ta tính được:

P(–1) = (–1)2 – 2(–1) – 8 = 1 + 2 – 8 = –5

P(0) = 02 – 2.0 – 8 = –8

P(4) = 42 – 2.4 – 8 = 16 – 8 – 8 = 0

Kiến thức áp dụng

Để tính P(x) tại x=a ta chỉ cần thay giá trị a vào vị trí tương ứng của x.

Bài 53 (trang 46 SGK Toán 7 tập 2): Cho các đa thức:

    P(x) = x5 – 2×4 + x2 – x + 1

    Q(x) = 6 – 2x + 3×3 + x4 – 3×5

Tính P(x) – Q(x) và Q(x) – P(x). Có nhận xét gì về các hệ số của hai đa thức tìm được?

Lời giải:

Sắp xếp lại các hạng tử của Q(x) ta có :

Q(x) = –3×5 + x4 + 3×3 – 2x + 6.

Đặt và thực hiện các phép tính P(x) – Q(x) và Q(x) – P(x), ta có

Giải bài 53 trang 46 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Nhận xét : Các hệ số tương ứng của P(x) – Q(x) và Q(x) – P(x) đối nhau.

Chú ý : Ta gọi hai đa thức có các hệ số tương ứng đối nhau là đa thức đối nhau.