Giải bài tập SGK toán 7 tập 2 Phần Đại số- Chương 3- Luyện tập trang 20-21-22

Bài 16 (trang 20 SGK Toán 7 tập 2): Quan sát bảng “tần số” (bảng 24) và cho biết có nên dùng số trung bình cộng làm “đại diện” cho dấu hiệu không? Vì sao?

Giá trị (x) 2 3 4 90 100  
Tần số (n) 3 2 2 2 1 N = 10

Lời giải:

Ta có số trung bình cộng của các giá trị trong bảng là:

Giải bài 16 trang 20 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Trong trường hợp này không nên dùng số trung bình cộng làm đại diện cho dấu hiệu vì các giá trị của dấu hiệu chênh lệch đối với nhau quá lớn.

Kiến thức áp dụng

Dựa vào bảng ‘tần số’, ta có thể tính số trung bình cộng của một dấu hiệu như sau :

+ Nhân từng giá trị với tần số tương ứng

+ Cộng tất cả các tích vừa tìm được

+ Chia tổng đó cho số các giá trị (tức tổng các tần số)

Ta có công thức :

Giải bài 14 trang 20 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7Trong đó :

x1;x2;x3;…xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X

n1;n2;n3;…nk là k tần số tương ứng.

N là số các giá trị.

+ Dựa vào chú ý trang 19: Khi các giá trị của dấu hiệu có khoảng cách chênh lệch rất lớn đối với nhau thì không nên lấy số trung bình cộng làm ‘đại diện’ cho dấu hiệu đó.

Bài 17 (trang 20 SGK Toán 7 tập 2): Theo dõi thời gian làm một bài toán (tính bằng phút) của 50 học sinh, thầy giáo lập được bảng 25:

Thời gian (x) 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12  
Tần số (n) 1 3 4 7 8 9 8 5 3 2 N = 50

Bảng 25

a) Tính số trung bình cộng.

b) Tìm mốt của dấu hiệu.

Lời giải:

a) Số trung bình cộng về thời gian làm một bài toán của 50 học sinh.

Giải bài 17 trang 20 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

b) Tần số lớn nhất là 9, giá trị ứng với tần số 9 là 8. Vậy Mốt của dấu hiệu: Mo = 8 (phút).

Kiến thức áp dụng

Dựa vào bảng ‘tần số’, ta có thể tính số trung bình cộng của một dấu hiệu như sau :

+ Nhân từng giá trị với tần số tương ứng

+ Cộng tất cả các tích vừa tìm được

+ Chia tổng đó cho số các giá trị (tức tổng các tần số)

Ta có công thức :

Giải bài 14 trang 20 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7Trong đó :

x1;x2;x3;…xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X

n1;n2;n3;…nk là k tần số tương ứng.

N là số các giá trị.

+ Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng ‘tần số’, kí hiệu là M0

Bài 18 (trang 21 SGK Toán 7 tập 2): Đo chiều cao của 100 học sinh lớp 6 (đơn vị đo: cm) và được kết quả theo bảng 26:

Giải bài 18 trang 21 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

a) Bảng này có gì khác so với những bảng “tần số” đã biết?

b) Ước tính số trung bình cộng trong trường hợp này.

(Hướng dẫn:

– Tính số trung bình cộng của từng khoảng. Số đó chính là trung bình cộng của giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của khoảng. Ví dụ: trung bình cộng của khoảng 110 – 120 là 115.

– Nhân các số trung bình cộng vừa tìm được với các tần số tương ứng.

– Thực hiện tiếp các bước theo quy tắc đã học.)

Lời giải:

a) Bảng này có khác so với bảng tần số đã học.

Các giá trị khác nhau của biến lượng được “phân lớp” trong các lớp đều nhau (10 đơn vị) mà không tính riêng từng giá trị khác nhau.

b) Số trung bình cộng

Để tiện việc tính toán ta kẻ thêm vào sau cột chiều cao là cột số trung bình cộng của từng lớp: sau cột tần số là cột tích giữa trung bình cộng.

Giải bài 18 trang 21 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

(Nếu có bạn thắc mắc là tại sao lại có được số liệu ở cột Trung bình cộng ở mỗi lớp. Đó là vì ta lấy tổng chiều cao đầu + chiều cao cuối của mỗi lớp, sau đó chia cho 2. Ví dụ: (110 + 120)/2 = 115)

Bài 19 (trang 22 SGK Toán 7 tập 2): Số cân nặng (tính bằng kilôgam) của 120 em của một trường mẫu giáo ở thành phố A được ghi lại trong bảng 27:

Giải bài 19 trang 22 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Hãy tính số trung bình cộng (có thể sử dụng máy tính bỏ túi).

Lời giải:

Bảng tần số về số cân nặng của 120 em của 1 trường mẫu giáo:

Giải bài 19 trang 22 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

Kiến thức áp dụng

+ Lập bảng tần số gồm 2 dòng: Dòng 1 ghi lại các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần; dòng 2 ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó.

+ Dựa vào bảng ‘tần số’, ta có thể tính số trung bình cộng của một dấu hiệu như sau :

Ta có công thức :

Giải bài 14 trang 20 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7Trong đó :

x1;x2;x3;…xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X

n1;n2;n3;…nk là k tần số tương ứng.

N là số các giá trị.