Bài 1 (trang 67 SGK Toán 4): Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống (theo mẫu)

a b c a x (b – c) a x b – a x c
3 7 3 3 x (7 – 3) = 12 3 x 7 – 3 x 3 = 12
6 9 5
8 5 2

Lời giải:

a b c a x (b – c) a x b – a x c
3 7 3 3 x (7 – 3) = 12 3 x 7 – 3 x 3 = 12
6 9 5 6 x (9 – 5) = 24 6 x 9 – 6 x 5 = 24
8 5 2 8 x (5 – 2) = 24 8 x 5 – 8 x 2 = 24

Bài 2 (trang 68 SGK Toán 4):

Áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính (theo mẫu):

Mẫu: 26 x 9 = 26 x (10 – 1)

= 26 x 10 – 26 x 1

= 260 – 26 = 234

a) 47 x 9

24 x 99

b) 138 x 9

123 x 99

Lời giải:

a) 47 x 9 = 47 x (10 -1)

= 47 x 10 – 47 x 1 = 470 -47 = 423

24 x 99 = 24 x ( 100 -1)

= 24 x 100 – 24 x 1 = 2400 – 24 = 2376

b) 138 x 9 = 138 x (10 -1)

= 138 x 10 – 138 x 1 = 1380 – 138 = 1242

123 x 99 = 123 x (100 -1)

= 123 x 100 – 123 x 1 = 12300 – 123 = 12177

Bài 3 (trang 68 SGK Toán 4): Một cửa hàng bán trứng có 40 giá để trứng, mỗi giá để trứng có 175 quả. Cửa hàng đã bán hết 10 giá trứng. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu quả trứng?

Lời giải:

Cách 1:

Cửa hàng có tất cả:

175 x 40 = 7000 (quả trứng)

Cửa hàng đã bán:

175 x 10 = 1750 (quả trứng)

Cửa hàng còn lại:

7000 – 1750 = 5250 (quả trứng)

Cách 2:

Số giá để trứng còn lại là:

40 – 10 = 30 (cái)

Số trứng còn lại của cửa hàng là:

175 x 30 = 5250 (quả trứng)

Đáp số: 5250 quả trứng

Nói thêm: Giải theo cách 2 gọn hơn vì chỉ làm 2 bước tính

Bài 4 (trang 68 SGK Toán 4):

Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:

( 7 -5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3

Từ kết quả so sánh và nêu cách nhân một hiệu với một số.

Lời giải:

Ta có: (7 -5) x 3 = 2 x 3 = 6

7 x 3 – 5 x 3 = 21 – 15 = 6

Vậy hai biểu thức đã có gía trị bằng nhau, hay:

(7 -5) x 3 = 7 x 3 – 5 x 3

Khi nhân một số hiệu với một số ta có thể lần lượt nhân số bị trừ, số trừ với số đó rồi trừ đi hai kết quả cho nhau.