Giải bài tập SGK toán 8 tập 2 Phần Đại số- Chương 4-Bài 5: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 5 trang 50: Rút gọn các biểu thức:

a) C = |-3x| + 7x – 4 khi x ≤ 0;

b) D = 5 – 4x + |x – 6| khi x < 6.

Lời giải

a) x ≤ 0 nên – 3x ≥ 0 ⇒ |-3x| = -3x

Vậy C = |-3x| + 7x – 4 = -3x + 7x – 4 = 4x – 4

b) x < 6 nên x – 6 < 0 ⇒ |x – 6| = -(x – 6) = 6 – x

Vậy D = 5 – 4x + |x – 6| = 5 – 4x + 6 – x = 11 – 5x

Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 5 trang 51: Giải các phương trình:

a) |x + 5| = 3x + 1;

b) |-5x| = 2x + 21.

Lời giải

a) Với x ≥ -5 thì x + 5 ≥ 0 nên |x + 5| = x + 5

x + 5 = 3x + 1 ⇔ 2x = 4 ⇔ x = 2 (thỏa mãn điều kiện x ≥ -5)

Với x < -5 thì x + 5 < 0 nên |x + 5| = – (x + 5) = – x – 5

-x – 5 = 3x + 1 ⇔ 4x = -6 ⇔ x = Giải bài tập Toán 8 | Giải toán lớp 8 (không thỏa mãn điều kiện x ≤ -5)

Vậy tập nghiệm của bất phương trình |x + 5| = 3x + 1 là S = {2}

a) Với x ≥ 0 thì – 5x ≤ 0 nên |-5x| = -(-5x) = 5x

|-5x|= 2x + 21 ⇔ 5x = 2x + 21

⇔ 3x = 21 ⇔ x = 7 (không thỏa mãn điều kiện x ≥0)

Với x < 0 thì – 5x > 0 nên |-5x| = -5x

|-5x|= 2x + 21 ⇔ -5x = 2x + 21

⇔ -7x = 21 ⇔ x = -3 (thỏa mãn điều kiện x < 0)

Vậy tập nghiệm của bất phương trình |-5x|= 2x + 21 là S = {-3}

Bài 35 (trang 51 SGK Toán 8 tập 2): Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọn các biểu thức:

a) A = 3x + 2 + |5x| trong hai trường hợp: x ≥ 0 và x < 0;

b) B = |-4x| – 2x + 12 trong hai trường hợp: x ≤ 0 và x > 0;

c) C = |x – 4| – 2x + 12 khi x > 5;

d) D = 3x + 2 + |x + 5|.

Ghi nhớ

a) – Khi x ≥ 0 ta có 5x ≥ 0 nên |5x| = 5x

Vậy A = 3x + 2 + 5x = 8x + 2

– Khi x < 0 ta có 5x < 0 nên |5x| = -5x

Vậy A = 3x + 2 – 5x = -2x + 2

b) – Khi x ≤ 0 ta có -4x ≥ 0 (nhân hai vế với số âm) nên |-4x| = -4x

Vậy B = -4x – 2x + 12 = -6x + 12

– Khi x > 0 ta có -4x < 0 nên |-4x| = -(-4x) = 4x

Vậy B = 4x – 2x + 12 = 2x + 12

c) – Khi x > 5 ta có x – 4 > 1 (trừ hai vế cho 4) hay x – 4 > 0 nên |x – 4| = x – 4

Vậy C = x – 4 – 2x + 12 = -x + 8

d) Ta có: |x + 5| = x + 5 khi x + 5 ≥ 0 hay x ≥ -5.

|x + 5| = -(x + 5) khi x + 5 < 0 hay x < -5.

Vậy :

+ Với x ≥ -5 thì D = 3x + 2 + x + 5 = 4x + 7.

+ Với x < -5 thì D = 3x + 2 – (x + 5) = 3x + 2 – x – 5 = 2x – 3.

Kiến thức áp dụng

+ Giá trị tuyệt đối của A, kí hiệu là |A|:

|A| = A nếu A ≥ 0

|A| = -A nếu A < 0.

Bài 36 (trang 51 SGK Toán 8 tập 2): Giải các phương trình:

a) |2x| = x – 6 ;     b) |-3x| = x – 8

c) |4x| = 2x + 12 ;     d) |-5x| – 16 = 3x

Lời giải:

a) |2x| = x – 6 (1)

Ta có: |2x| = 2x khi 2x ≥ 0 hay x ≥ 0

|2x| = -2x khi 2x < 0 hay x < 0.

Vậy phương trình (1) tương đương với:

+ 2x = x – 6 với điều kiện x ≥ 0

2x = x – 6 ⇔ x = -6

Giá trị x = -6 không thỏa mãn điều kiện x ≥ 0 nên không phải nghiệm của (1)

+ -2x = x – 6 với điều kiện x < 0

-2x = x – 6 ⇔ -3x = -6 ⇔ x = 2.

Giá trị x = 2 không thỏa mãn điều kiện x < 0 nên không phải nghiệm của (1).

Vậy phương trình (1) vô nghiệm.

b) |-3x| = x – 8 (2)

Ta có: |-3x| = -3x khi -3x ≥ 0 hay x ≤ 0.

|-3x| = -(-3x) = 3x khi -3x < 0 hay x > 0.

Vậy phương trình (2) tương đương với:

+ -3x = x – 8 với điều kiện x ≤ 0

-3x = x – 8 ⇔ -4x = -8 ⇔ x = 2

Giá trị x = 2 không thỏa mãn điều kiện x ≤ 0 nên không phải nghiệm của (2).

+ 3x = x – 8 với điều kiện x < 0

3x = x – 8 ⇔ 2x = -8 ⇔ x = -4.

Giá trị x = -4 không thỏa mãn điều kiện x < 0 nên không phải nghiệm của (2).

Vậy phương trình (2) vô nghiệm.

c) |4x| = 2x + 12 (3)

Ta có: |4x| = 4x khi 4x ≥ 0 ⇔ x ≥ 0

|4x| = -4x khi 4x < 0 hay x < 0.

Vậy phương trình (3) tương đương với:

+ 4x = 2x + 12 với điều kiện x ≥ 0

4x = 2x + 12 ⇔ 2x = 12 ⇔ x = 6.

Giá trị x = 6 thỏa mãn điều kiện x ≥ 0 nên là nghiệm của (3)

+ -4x = 2x + 12 với điều kiện x < 0

-4x = 2x + 12 ⇔ -6x = 12 ⇔ x = -2.

Giá trị x = -2 thỏa mãn điều kiện x < 0 nên là nghiệm của (3).

Vậy phương trình (3) có hai nghiệm x = 6 và x = -2.

d) |-5x| – 16 = 3x (4)

Ta có: |-5x| = -5x khi -5x ≥ 0 hay x ≤ 0.

|-5x| = -(-5x) = 5x khi -5x < 0 hay x > 0.

Vậy phương trình (4) tương đương với:

+ -5x – 16 = 3x với điều kiện x ≤ 0.

-5x – 16 = 3x ⇔ -5x – 3x = 16 ⇔ -8x = 16 ⇔ x = -2.

Giá trị x = -2 thỏa mãn điều kiện x ≤ 0 nên là nghiệm của (4).

+ 5x – 16 = 3x với điều kiện x > 0.

5x – 16 = 3x ⇔ 5x – 3x = 16 ⇔ 2x = 16 ⇔ x = 8

Giá trị x = 8 thỏa mãn điều kiện x > 0 nên là nghiệm của (4).

Vậy phương trình (4) có nghiệm x = -2 và x = 8.

Kiến thức áp dụng

+ Giá trị tuyệt đối của A, kí hiệu là |A|:

|A| = A nếu A ≥ 0

|A| = -A nếu A < 0.

Bài 37 (trang 51 SGK Toán 8 tập 2): Giải các phương trình:

a) |x – 7| = 2x + 3 ;     b) |x + 4| = 2x – 5

c) |x+ 3| = 3x – 1 ;     d) |x – 4| + 3x = 5

Lời giải:

a) |x – 7| = 2x + 3 (1)

Ta có: |x – 7| = x – 7 khi x – 7 ≥ 0 hay x ≥ 7.

|x – 7| = -(x – 7) = 7 – x khi x – 7 < 0 hay x < 7.

Vậy phương trình (1) tương đương với:

+ x – 7 = 2x + 3 khi x ≥ 7

x – 7 = 2x + 3 ⇔ x = -10.

Giá trị x = -10 không thỏa mãn điều kiện x ≥ 7 nên không phải nghiệm của (1).

+ 7 – x = 2x + 3 khi x < 7.

7 – x = 2x + 3 ⇔ 3x = 4 ⇔ x = 4/3

Giá trị x = 4/3 thỏa mãn điều kiện x < 7 nên là nghiệm của (1)

Vậy phương trình (1) có nghiệm x = 4/3.

b) |x + 4| = 2x – 5 (2)

Ta có: |x + 4| = x + 4 khi x + 4 ≥ 0 hay x ≥ -4.

|x – 7| = -(x + 4) = -x – 4 khi x + 4 < 0 hay x < -4.

Vậy phương trình (1) tương đương với:

+ x + 4 = 2x – 5 khi x ≥ -4

x + 4 = 2x – 5 ⇔ x = 9

Giá trị x = 9 thỏa mãn điều kiện x ≥ -4 nên là nghiệm của (2).

+ -x – 4 = 2x – 5 khi x < -4.

– x – 4 = 2x – 5 ⇔ 3x = 1 ⇔ x = 1/3

Giá trị x = 1/3 không thỏa mãn điều kiện x < -4 nên không phải nghiệm của (2)

Vậy phương trình (1) có nghiệm x = 9.

c) |x + 3| = 3x – 1 (3)

Ta có : |x + 3| = x + 3 khi x + 3 ≥ 0 hay x ≥ -3.

|x + 3| = -(x + 3) = -x – 3 khi x + 3 < 0 hay x < -3.

Vậy phương trình (3) tương đương với:

+ x + 3 = 3x – 1 với điều kiện x ≥ -3

x + 3 = 3x – 1 ⇔ 2x = 4 ⇔ x = 2.

Giá trị x = 2 thỏa mãn điều kiện x ≥ -3 nên là nghiệm của phương trình (3).

+ -x – 3 = 3x – 1 với điều kiện x < -3

-x – 3 = 3x – 1 ⇔ 4x = -2 ⇔ x = -1/2.

Giá trị x = -1/2 không thỏa mãn điều kiện x < -3 nên không phải nghiệm của (3).

Vậy phương trình có nghiệm x = 2.

d) |x – 4| + 3x = 5 (4)

Ta có: |x – 4| = x – 4 khi x – 4 ≥ 0 hay x ≥ 4.

|x – 4| = -(x – 4) = 4 – x khi x – 4 < 0 hay x < 4.

Vậy phương trình (4) tương đương với:

+ x – 4 + 3x = 5 với điều kiện x ≥ 4

x – 4 + 3x = 5 ⇔ 4x – 4 = 5 ⇔ 4x = 9 ⇔ x = 9/4.

Giá trị x = 9/4 không thỏa mãn điều kiện x ≥ 4 nên không là nghiệm của (4).

+ 4 – x + 3x = 5 với điều kiện x < 4.

4 – x + 3x = 5 ⇔ 2x = 1 ⇔ x = 1/2

Giá trị x = ½ thỏa mãn điều kiện x < 4 nên là nghiệm của (4).

Vậy phương trình có nghiệm x = 1/2.

* Lưu ý: Khi đã quen, bước phá dấu giá trị tuyệt đối các bạn có thể bỏ qua và trình bày ngắn gọn như sau:

d) |x – 4| + 3x = 5 (4)

+ TH1: x ≥ 4

(2) ⇔ x – 4 + 3x = 5 ⇔ 4x = 1 ⇔ x = ¼ < 4 (loại)

+ TH2: x < 4

(2) ⇔ 4 – x + 3x = 5 ⇔ 4 + 2x = 5 ⇔ 2x = 1 ⇔ x = ½ < 4(thỏa mãn).

Vậy phương trình có nghiệm x = ½.

Kiến thức áp dụng

+ Giá trị tuyệt đối của A, kí hiệu là |A|:

|A| = A nếu A ≥ 0

|A| = -A nếu A < 0.