- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 1-Bài 1: Mệnh đề
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 1-Bài 2: Tập hợp
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 1- Bài 3: Các phép toán tập hợp
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 1-Bài 4: Các tập hợp số
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 1-Bài 5: Số gần đúng. Sai số
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 1- Ôn tập chương 1
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 2-Bài 1: Hàm số
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 2-Bài 2: Hàm số y = ax + b
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 2- Bài 3: Hàm số bậc hai
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 2- Ôn tập chương 2
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 3-Bài 1: Đại cương về phương trình
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 3-Bài 2: Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 3-Bài 3: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 3-Ôn tập chương 3
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 4-Bài 1: Bất đẳng thức
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 4-Bài 2: Bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 4-Bài 3: Dấu của nhị thức bậc nhất
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 4-Bài 4: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 4-Bài 5: Dấu của tam thức bậc hai
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 4-Ôn tập chương 4 Đại Số 10
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 5-Bài 1: Bảng phân bố tần số và tần suất
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 5-Bài 3: Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 5- Bài 4: Phương sai và độ lệch chuẩn
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 5- Ôn tập chương 5
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 6-Bài 1: Cung và góc lượng giác
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 6-Bài 2: Giá trị lượng giác của một cung
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Chương 6-Bài 3: Công thức lượng giác
- Ôn tập cuối nămChương 6-Ôn tập chương 6 (Câu hỏi – Bài tập)
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Đại Số-Ôn tập cuối năm
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học-Bài 1: Các định nghĩa
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học-Bài 2: Tổng và hiệu của hai vectơ
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học- Bài 3: Tích của vectơ với một số
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học-Bài 4: Hệ trục tọa độ
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học-Ôn tập chương 1 phần Hình học
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học-Bài 1: Giá trị lượng giác của một góc bất kì từ 0o đến 180o
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học- Bài 2: Tích vô hướng của hai vectơ
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học-Bài 3: Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học-Ôn tập chương 2 – Phần Hình học
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học-Ôn tập II. Câu hỏi trắc nghiệm
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học- Bài 1: Phương trình đường thẳng
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học-Bài 2: Phương trình đường tròn
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học- Bài 3: Phương trình đường elip
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học- Ôn tập chương 3
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học- Ôn tập chương 3- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
- Giải bài tập SGK toán 10 Phần Hình Học- Ôn tập cuối năm hình học 10
- Giải bài tập SGK toán 11 Chương 2- Bài 4: Hai mặt phẳng song song
Để xem lời giải chi tiết SGK lớp 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 vui lòng truy cập website : edusmart.vn
Trả lời câu hỏi Toán 10 Đại số Bài 5 trang 100:
1) Xét tam thức bậc hai f(x) = x2 – 5x + 4. Tính f(4), f(2), f(-1), f(0) và nhận xét về dấu của chúng.
2) Quan sát đồ thị hàm số y = x2 – 5x + 4 (h.32a)) và chỉ ra các khoảng trên đó đồ thị ở phía trên, phía dưới trục hoành.
3) Quan sát các đồ thị trong hình 32 và rút ra mối liện hệ về dấu của giá trị f(x) = ax2 + bx + c ứng với x tùy theo dấu của biệt thức Δ = b2 – 4ac.
Lời giải
a) f(x) = x2 – 5x +4
f(4)= 0; f(2) = -2 < 0; f(-1)= 10 > 0; f(0) = 4 > 0;
b) Với 1 < x < 4 thì đồ thị nằm phía dưới trục hoành.
Với x < 1 hoặc x > 4 thì đồ thị nằm phía trên trục hoành.
c) Hình 32a) có Δ > 0 ⇒ f(x) cùng dấu với a khi x nằm ngoài khoảng hai nghiệm của phương trình f(x) = 0; f(x) trái dấu với a khi x nằm trong khoảng hai nghiệm của phương trình f(x) = 0.
Hình 32b) có Δ = 0 ⇒ f(x) cùng dấu với a, trừ khi x = – b/2a.
Hình 32c) có Δ < 0 ⇒ f(x) cùng dấu với a.
Trả lời câu hỏi Toán 10 Đại số Bài 5 trang 103: Xét dấu các tam thức
a) f(x) = 3x2 + 2x – 5;
b) g(x) = 9x2 – 24x + 16.
Lời giải
a) f(x) = 3x2 + 2x – 5 có hai nghiệm phân biệt x = 1; x = -5/3, hệ số a = 3 >0.
Ta có bảng xét dấu f(x) như sau:
b) g(x) = 9x2 – 24x + 16 = (3x – 4)2 > 0 ∀x.
Vậy g(x) > 0 ∀x.
Trả lời câu hỏi Toán 10 Đại số Bài 5 trang 103: Trong các khoảng nào
a) f(x) = -2x2 + 3x + 5 trái dấu với hệ số của x2 ?
b) g(x) = -3x2 + 7x – 4 cùng dấu với hệ số của x2 ?
Lời giải
a) Với -1 < x < 5/2 thì f(x) trái dấu với hệ số của x2
b) Với x < 1 hoặc x > 4/3 thì g(x) cùng dấu với hệ số của x2
Bài 1 (trang 105 SGK Đại Số 10): Xét dấu các tam thức bậc hai:
a) 5x2 – 3x + 1 ; b) -2x2 + 3x + 5
c) x2 + 12x + 36 ; d) (2x – 3)(x + 5)
Lời giải
a) f(x) = 5x2 – 3x + 1 có Δ = 9 – 20 = -11 < 0 và có hệ số a = 5 > 0 nên f(x) > 0 ∀x ∈ R
b) f(x) = -2x2 + 3x + 5 có Δ = 9 + 40 = 49
Tam thức có hai nghiệm phân biệt x1 = -1; x2 = 5/2
Ta có bảng xét dấu:
Vậy f(x) > 0 ⇔ x ∈ (-1; 5/2)
f(x) = 0 ⇔ x = -1 ; x = 5/2
f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-∞; -1) ∪ (5/2; +∞)
c) f(x) = x2 + 12x + 36 có Δ = 0 nên có một nghiệm là x = -6
Ta có bảng xét dấu:
Vậy f(x) > 0 ⇔ x ≠ -6
f(x) = 0 ⇔ x = -6
(hoặc có thể phân tích f(x) = (x + 6)2 ≥ 0 ∀x ∈ R)
d) f(x) = (2x – 3)(x + 5) có hai nghiệm phân biệt x1 = 3/2; x2 = -5
Ta có bảng xét dấu:
Vậy f(x) > 0 ⇔ x ∈ (-∞; -5) ∪ (3/2; +∞)
f(x) = 0 ⇔ x = -5 ; x = 3/2
f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-5; 3/2)
Bài 2 (trang 105 SGK Đại Số 10): Lập bảng xét dấu các biểu thức sau:
a) f(x) = (3x2 – 10x + 3)(4x – 5)
b) f(x) = (3x2 – 4x)(2x2 – x – 1)
c) f(x) = (4x2 – 1)(-8x2 + x – 3)(2x + 9)
Lời giải
a) f(x) = (3x2 – 10x + 3)(4x – 5)
Bảng xét dấu:
Vậy: f(x) > 0 ⇔ x ∈ (1/3; 5/4) ∪ x ∈ (3; +∞)
f(x) = 0 ⇔ x = 1/3; 5/4; 3
f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-∞; 1/3) ∪ x ∈ (5/4; 3)
b) f(x) = (3x2 – 4x)(2x2 – x – 1) = x(3x – 4)(2x2 – x – 1)
Bảng xét dấu:
Vậy: f(x) > 0 ⇔ x ∈ (-∞; -1/2) ∪ x ∈ (0; 1) ∪ x ∈ (4/3; +∞)
f(x) = 0 ⇔ x = -1/2; 0; 1; 4/3
f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-1/2; 0) ∪ x ∈ (1; 4/3)
c) f(x) = (4x2 – 1)(-8x2 + x – 3)(2x + 9)
Bảng xét dấu:
Vậy: f(x) > 0 ⇔ x ∈ (-∞; -9/2) ∪ x ∈ (-1/2; 1/2)
f(x) = 0 ⇔ x = -9/2; -1/2; 1/2
f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-9/2; -1/2) ∪ x ∈ (1/2; +∞)
Bảng xét dấu:
Vậy: f(x) > 0 ⇔ x ∈ (-√3; -1) ∪ x ∈ (0; 1/3) ∪ x ∈ (3/4; √3)
f(x) = 0 ⇔ x = ±√3; 0; 1/3
f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-∞; -√3) ∪ x ∈ (-1; 0) ∪ x ∈ (1/3; 3/4) ∪ x ∈ (√3; +∞)
Bài 3 (trang 105 SGK Đại Số 10): Giải các bất phương trình sau
a) 4x2 – x + 1 < 0
b) -3x2 + x + 4 ≥ 0
c)
d) x2 – x – 6 ≤ 0
Lời giải
a) 4x2 – x + 1 < 0
Xét f(x) = 4x2 – x + 1 có: Δ = 1 – 16 = -15 < 0 và a = 4 > 0 nên f(x) > 0 ∀x ∈ R
Vậy bất phương trình đã cho vô nghiệm.
(Hoặc ta có: 4x2 – x + 1 = (2x)2 – 2.2x.1/4 + 1/16 + 15/16 = (2x – 1/4)2 + 15/16 > 0 ∀x ∈ R)
b) -3x2 + x + 4 ≥ 0
Xét f(x) = -3x2 + x + 4 có hai nghiệm phân biệt: x1 = -1; x2 = 4/3
Ta có bảng xét dấu:
Nên f(x) > 0 ⇔ x ∈ (-1; 4/3)
f(x) = 0 ⇔ x = -1; x = 4/3
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: T = [-1; 4/3]
c)
Nên f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-∞; -8) ∪ (-2; -4/3) ∪ (1; 2)
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: T = (-∞; -8) ∪ (-2; -4/3) ∪ (1; 2)
d) x2 – x – 6 ≤ 0
Xét f(x) = x2 – x – 6 có hai nghiệm phân biệt: x1 = -2; x2 = 3
Bảng xét dấu:
Nên f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-2; 3) và f(x) = 0 ⇔ x = -2; x = 3
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: T = [-2; 3]
Bài 4 (trang 105 SGK Đại Số 10): Tìm các giá trị của tham số m để các phương trình sau vô nghiệm
a) (m – 2)x2 + 2(2m – 3)x + 5m – 6 = 0
b) (3 – m)x2 – 2(m + 3)x + m + 2 = 0
Lời giải
a) Đặt f(x) = (m – 2)x2 + 2(2m – 3)x + 5m – 6
– Nếu m – 2 = 0 ⇔ m = 2 khi đó phương trình f(x) = 0 trở thành:
2x + 4 = 0 ⇔ x = -2 hay phương trình có một nghiệm
Do đó m = 2 không phải là giá trị cần tìm.
– Nếu m – 2 ≠ 0 ⇔ m ≠ 2 ta có:
Δ’ = (2m – 3)2 – (m – 2)(5m – 6)
= 4m2 – 12m + 9 – 5m2 + 6m + 10m – 12
= -m2 + 4m – 3 = (-m + 3)(m – 1)
Phương trình f(x) = 0 vô nghiệm khi và chỉ khi Δ’ < 0
⇔ (-m + 3)(m – 1) < 0 ⇔ m ∈ (-∞; 1) ∪ (3; +∞)
Vậy với m ∈ (-∞; 1) ∪ (3; +∞) thì phương trình vô nghiệm.
b) Đặt f(x) = (3 – m)x2 – 2(m + 3)x + m + 2
– Nếu 3 – m = 0 ⇔ m = 3 khi đó phương trình f(x) = 0 trở thành:
-6x + 5 = 0 ⇔ x = 5/6 là nghiệm của phương trình.
Do đó m = 3 không phải là giá trị cần tìm.
– Nếu 3 – m ≠ 0 ⇔ m ≠ 3 ta có:
Δ’ = (m + 3)2 – (3 – m)(m + 2)
= m2 + 6m + 9 – 3m – 6 + m2 + 2m
= 2m2 + 5m + 3 = (2m + 2)(m + 3/2)
Phương trình f(x) = 0 vô nghiệm khi và chỉ khi Δ’ < 0
⇔ (2m + 2)(m + 3/2) < 0 ⇔ m ∈ (-3/2; -1)
Vậy với m ∈ (-3/2; -1) thì phương trình vô nghiệm.