Để xem lời giải chi tiết SGK lớp 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 vui lòng truy cập website : edusmart.vn

Trả lời câu hỏi Toán 10 Đại số Bài 1 trang 32: Hãy nêu một ví dụ cụ thể về hàm số.

Lời giải

Sự phụ thuộc về quãng đường đi được của 1 xe khách với vận tốc và thời gian.

Trả lời câu hỏi Toán 10 Đại số Bài 1 trang 33: Hãy chỉ ra các giá trị của hàm số trên tại x = 2001; 2004; 1999

Lời giải

x = 2001 ⇒ y = 375

x = 2004 ⇒ y = 564

x = 1999 ⇒ y = 339

Trả lời câu hỏi Toán 10 Đại số Bài 1 trang 33: Hãy chỉ ra các giá trị của mỗi hàm số trên tại các giá trị x ∈ D

D = { 1995; 1996; 1997; 1998; 1999; 2000; 2001}

Lời giải

Hàm số: Tổng số công trình tham dự giải thưởng

x 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
y 39 43 56 78 108 116 141

Hàm số: Tổng số công trình đạt giải thưởng

x 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
y 10 17 23 28 29 35 43

Trả lời câu hỏi Toán 10 Đại số Bài 1 trang 33: Hãy kể các hàm số đã học ở Trung học cơ sở

Lời giải

Các hàm số đã học là; hàm số bậc nhất y = ax + b; hàm số y = ax2

Trả lời câu hỏi Toán 10 Đại số Bài 1 trang 34: Tìm tập xác định của các hàm số sau

Giải bài tập Toán 10 | Giải Toán lớp 10

Lời giải

a) Biểu thức g(x) = 3/(x + 2) xác định khi x + 2 ≠ 0 ⇔ x ≠ -2

TXĐ của hàm số là D = R\{-2}

Giải bài tập Toán 10 | Giải Toán lớp 10

TXĐ của hàm số là D = [-1;1]

Trả lời câu hỏi Toán 10 Đại số Bài 1 trang 34: Tính giá trị của hàm số ở chú ý trên tại x = -2 và x = 5.

Giải bài tập Toán 10 | Giải Toán lớp 10

Lời giải

x = -2 ⇒ y = -(-2)2 = -4

x = 5 ⇒ y = 2.5 + 1 = 11

Trả lời câu hỏi Toán 10 Đại số Bài 1 trang 35: Dựa vào đồ thị của hai hàm số đã cho trong hình 14

y = f(x) = x + 1 và y = g(x) = 1/2 x2

Hãy:

a) Tính f(-2), f(-1), f(0), f(2), g(-1), g(-2), g(0);

b) Tìm x, sao cho f(x) = 2;

Tìm x, sao cho g(x) = 2;

Lời giải

a) f(-2) = -1; f(-1) = 0; f(0) = 1; f(2) = 3

g(-1) = 0,5; g(-2) = 2; g(0) = 0

b) f(x) = 2 ⇒ x = 1

g(x) = 2 ⇒ x = 2 hoặc x = -2

Trả lời câu hỏi Toán 10 Đại số Bài 1 trang 38: Xét tính chẵn lẻ của các hàm số

a)y = 3x2 – 2; b) y = 1/x; c) y = √x

Lời giải

a) y = f(x) = 3x2 – 2

TXĐ:D = R ⇒ x ∈ D thì-x ∈ D

Ta có: f(-x) = 3(-x)2 – 2 = 3x2 – 2 = f(x)

Vậy hàm số y = f(x) = 3x2 – 2 là hàm số chẵn

b) y = f(x) = 1/x

TXĐ: D = R \{0} ⇒ x ∈ D thì-x ∈ D

f(-x) = 1/(-x) = -1/x = -f(x)

Vậy y = f(x) = 1/x là hàm số lẻ.

c) y = √x

TXĐ: D = [0; +∞) ⇒ x ∈ D thì -x ∉ D

Vậy hàm số trên không là hàm số chẵn cũng không là hàm số lẻ.

Bài 1 (trang 38 SGK Đại số 10): Tìm tập xác định của hàm số:

Giải bài 1 trang 38 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

Lời giải:

Giải bài 1 trang 38 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

⇔ x2 – x + 3x – 3 ≠ 0

⇔ (x – 1)(x + 3) ≠ 0

⇔x ≠ 1 và x ≠ -3

Vậy tập xác định của hàm số là D = R \ {1; -3}

Giải bài 1 trang 38 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

Bài 2 (trang 38 SGK Đại số 10): Cho hàm số

Giải bài 2 trang 38 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

Tính giá trị của hàm số đó tại x = 3; x = -1; x = 2.

Lời giải:

– Ta có : x = 3 > 2 nên f(3) = 3 + 1 = 4.

– Ta có : x = -1 < 2 nên f(–1) = (-1)2 – 2 = –1.

– Ta có : x = 2 nên f(2) = 2 + 1 = 3.

Bài 3 (trang 39 SGK Đại số 10): Cho hàm số y = 3x2 – 2x + 1. Các điểm sau có thuộc đồ thị của hàm số không ?

a) M(-1 ; 6)

b) N(1 ; 1)

c) P(0 ; 1)

Lời giải:

Lưu ý:

Điểm A(xo, yo) thuộc đồ thị (G) của hàm số y = f(x) có tập xác định D khi và chỉ khi:

Giải bài 3 trang 39 sgk Đại số 10 | Để học tốt Toán 10

Tập xác định của hàm số y = f(x) = 3x2 – 2x + 1 là D = R

a) Ta có: -1 ∈ R, f(-1) = 3(-1)2 – 2(-1) + 1 = 6

Vậy điểm M(-1; 6) thuộc đồ thị hàm số.

b) Ta có: 1 ∈ R, f(1) = 3.12 – 2.1 + 1 = 2 ≠ 1

Vậy N(1; 1) không thuộc đồ thị hàm số.

c) Ta có: 0 ∈ R, f(0) = 3.02 – 2.0 + 1 = 1

Vậy điểm P(0 ; 1) thuộc đồ thị hàm số.

Bài 4 (trang 39 SGK Đại số 10): Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau:

a) y = |x|;

b) y = (x + 2)2;

c) y = x3 + x;

d) y = x2 + x + 1.

Lời giải:

a) Đặt y = f(x) = |x|. Tập xác định D = R.

Do đó mọi x ∈ D thì –x ∈ D.

Mặt khác: f(–x) = |-x| = |x| = f(x) với f(x) = |x|.

Vậy hàm số y là hàm số chẵn.

b) Đặt y = f(x) = (x + 2)2. TXĐ: D = R

Do đó ∀x ∈ D thì –x ∈ D.

Ta có f(-x) = (-x + 2)2 = (x – 2)2 ≠ ±f(x).

Vậy hàm số y không chẵn, không lẻ.

c) Đặt y = f(x) = x3 + x. TXĐ: D = R.

Do đó ∀x ∈ D thì –x ∈ D.

Ta có f(-x) = (-x)3 + (-x) = -(x3 + x)= -f(x)

Vậy y = f(x) là một hàm số lẻ.

d) Đặt y = f(x) = x2 + x + 1. TXĐ: D = R.

Do đó ∀x ∈ D thì –x ∈ D.

Ta có f(-x) = (-x)2 + (-x) + 1 = x2 – x + 1 ≠ ±f(x)

Vậy hàm số y không chẵn, không lẻ.