Bài 106 (trang 42 sgk Toán 6 Tập 1): Viết số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số sao cho số đó:

a) Chia hết cho 3

b) Chia hết cho 9

Lời giải:

a) Số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số chia hết cho 3 là 10002.

b) Số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số chia hết cho 9 là 10008.

Bài 107 (trang 42 sgk Toán 6 Tập 1): Điền dấu “X” vào ô thích hợp trong các câu sau:

Câu Đúng Sai
a) Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3.    
b) Một số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9.    
c) Một số chia hết cho 15 thì chia hết cho 3.    
d) Mộtsố chia hết cho 45 thì chia hết cho 9.    

Lời giải:

a) X  
b)   X
c) X  
d) X  

Giải thích:

a) Đúng, vì nếu a ⋮ 9 mà 9 = 3.3 nên a ⋮ 3

b) sai, ví dụ 3 ⋮ 3 nhưng 3 :/. 9

c) + d) tương tự a)

Bài 108 (trang 42 sgk Toán 6 Tập 1): Một số có tổng các chữ số chia cho 9 (cho 3) dư m thì số đó chia cho 9 (cho 3) cũng dư m.

Ví dụ: Số 1543 có tổng các chữ số bằng 1 + 5 + 4 + 3 = 13. Số 13 chia 9 dư 4 chia cho 3 dư 1. Do đó số 1543 chia cho 9 dư 4, chia cho 3 dư 1.

Tìm số dư khi chia mỗi số sau cho 9, cho 3: 1546; 1527; 2468; 1011.

Lời giải:

– Số 1546 có tổng 1 + 5 + 4 + 6 = 16. Tổng này chia cho 9 dư 7, chia cho 3 dư 1.

Do đó, số 1546 chia cho 9 dư 7, chia cho 3 dư 1.

– Số 1527 có tổng 1 + 5 + 2 + 7 = 15. Tổng này chia cho 9 dư 6, và chia hết cho 3.

Do đó, số 1527 chia cho 9 dư 6, và chia hết cho 3.

– Số 2468 có tổng 2 + 4 + 6 + 8 = 20. Tổng này chia cho 9 dư 2, chia cho 3 dư 2.

Do đó, số 2468 chia cho 9 dư 2, chia cho 3 dư 2.

– Số 1011 có tổng 1 + 0 + … + 0 = 1. Tổng này chia cho 9 dư 1, chia cho 3 dư 1.

Do đó, số 1011 chia cho 9 dư 1, chia cho 3 dư 1.

Bài 109 (trang 42 sgk Toán 6 Tập 1): Gọi m là số dư của a khi chia cho 9. Điền vào các ô trống:

a 16 213 827 468
m        

Lời giải:

Các bạn dựa vào bài 108 (tr. 42 sgk) để làm bài này.

a 16 213 827 468
m 7 6 8 0

– Với a = 16 có tổng 1 + 6 = 7. Tổng này chia cho 9 dư 7 nên số này chia cho 9 dư 7. Do đó m = 7.

– Với a = 213 có tổng 2 + 1 + 3 = 6. Tổng này chia cho 9 dư 6 nên số này chia cho 9 dư 6. Do đó m = 6.

– Với a = 827 có tổng 8 + 2 + 7 = 17. Tổng này chia cho 9 dư 8 nên số này chia cho 9 dư 8. Do đó m = 8.

– Với a = 468 có tổng 4 + 6 + 8 = 18. Tổng này chia hết cho 9 (dư 0) nên số này chia hết cho 9. Do đó m = 0.

Bài 110 (trang 42-43 sgk Toán 6 Tập 1): Trong phép nhân a.b = c gọi:

   m là số dư cua a khi cho 9, n là số dư của b khi chia cho 9,

   r là số dư của tích m.n khi chia cho 9, d là số dư của c khi chia cho 9.

Điền vào ô trống rồi so sánh r và d trong mỗi trường hợp sau:

a 78 64 72
b 47 59 21
c 3666 3776 1512
m 6    
n 2    
r 3    
d 3    

Lời giải:

a 78 64 72
b 47 59 21
c 3666 3776 1512
m 6 1 0
n 2 5 3
r 3 5 0
d 3 5 0

So sánh: Ta thấy trong cả 3 trường hợp (ở cả 3 cột dọc: cột thứ 2, 3, 4 từ trái sang) thì r = d.

– Cột dọc thứ 3 từ trái sang:

    64 chia cho 9 dư 1 nên m = 1

    59 chia cho 9 dư 5 nên n = 5

    m.n = 1.5 = 5 chia cho 9 dư 5 nên r = 5

    3776 có tổng 3 + 7 + 7 + 6 = 23 chia cho 9 dư 5 nên d = 5

– Cột dọc thứ 4 từ trái sang:

    72 chia hết cho 9 (dư 0) nên m = 0

    21 chia cho 9 dư 3 nên n = 3

    m.n = 0.3 = 0 chia hết cho 9 (dư 0) nên r = 0

    1512 có tổng 1 + 5 + 1 + 2 = 9 chia hết cho 9 (dư 0) nên d = 0