Bài 8: Ở hình 10 thì ba điểm A, B, C hay ba điểm A, M, N thẳng hàng? Lấy thước thẳng để kiểm tra.

Giải bài 8 trang 106 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Hình 10

Lời giải

Khi đặt thước thẳng để kiểm tra, ta thấy ba điểm A, M, N thẳng hàng, còn ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

Giải bài 8 trang 106 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Bài 9: Xem hình 11 và gọi tên:

a) Tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.

b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng.

Giải bài 9 trang 106 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Hình 11

Lời giải

a) Các bộ ba điểm thẳng hàng là: (A, E, B); (B, D, C); (D, E, G).

b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng là: (A, C, B); (A, G, D).

Với câu này có khá nhiều đáp án. Các bạn nhìn hình vẽ và chỉ ra hai bộ ba điểm không thẳng hàng bất kì. Ví dụ như: (A, E, G); (A, D, C); (D, E, C); ..

Bài 10: Vẽ:

a) Ba điểm M, N, P thẳng hàng.

b) Ba điểm C, E, D thẳng hàng sao cho điểm E nằm giữa hai điểm C và D.

c) Ba điểm T, Q, R không thẳng hàng.

Lời giải:

Các bạn có thể vẽ hình như sau:

Giải bài 10 trang 106 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

– Với phần a), vị trí của M, N, P như thế nào cũng được (M có thể nằm giữa N và P, …) miễn sao ba điểm này thẳng hàng (nằm trên một đường thẳng).

– Phần b) thì chỉ có một cách vẽ.

– Phần c) có nhiều cách vẽ, miễn sao T, Q, R không cùng nằm trên một đường thẳng.

Bài 11: Xem hình 12 và điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Điểm … nằm giữa hai điểm M và N.

b) Hai điểm R và N nằm … đối với điểm M.

c) Hai điểm … nằm khác phía đối với …

Giải bài 11 trang 107 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Hình 12

Lời giải:

Từ hình vẽ, ta có thể điền như sau:

a) Điểm R nằm giữa hai điểm M và N.

b) Hai điểm R và N nằm cùng phía đối với điểm M.

c) Hai điểm M và N nằm khác phía đối với R.

Bài 12: Xem hình 13 và gọi tên các điểm:

a) Nằm giữa hai điểm M và P.

b) Không nằm giữa hai điểm N và Q.

c) Nằm giữa hai điểm M và Q.

Giải bài 12 trang 107 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Hình 13

Lời giải:

Từ hình vẽ, ta có:

a) Điểm N nằm giữa hai điểm M và P.

b) Điểm M không nằm giữa hai điểm N và Q.

c) Điểm N và P nằm giữa hai điểm M và Q.

Bài 13: Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau:

a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B (ba điểm N, A, B thẳng hàng).

b) Điểm B nằm giữa hai điểm A và N; điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

Lời giải:

a) Ba điểm N, A, B thẳng hàng mà điểm M nằm giữa hai điểm A, B nên cả 4 điểm này cùng thẳng hàng (cùng nằm trên một đường thẳng).

Chúng ta có hai cách vẽ:

Giải bài 13 trang 107 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

hoặc:

Giải bài 13 trang 107 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

b) Điểm B nằm giữa hai điểm A và N => B, A, N thẳng hàng.

Điểm M nằm giữa hai điểm A và B => B, A, M thẳng hàng.

Do đó, cả 4 điểm A, B, M, N đều thẳng hàng (cùng nằm trên một đường thẳng).

Giải bài 13 trang 107 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Bài 14Đố: Theo hình 14 thì ta có thể trồng được 12 cây thành 6 hàng, mỗi hàng 4 cây. Hãy vẽ sơ đồ trồng 10 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây.

Giải bài 14 trang 107 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Hình 14

Lời giải:

Mỗi điểm biểu diễn 1 cây nên ta có 10 điểm. Các điểm này sẽ là các điểm chung của các đường thẳng như hình 14.

Chúng ta có 2 cách vẽ là:

Giải bài 14 trang 107 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Các bạn thử tìm hiểu xem còn cách vẽ nào không nhé.