Bài 16: Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (Sai) vào ô vuông để có một nhận xét đúng:

Giải bài 16 trang 73 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Lời giải:

Lưu ý:

– Tập N là tập các số tự nhiên N = {0, 1, 2, 3, …}

– Tập Z là tập gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương. Z = {… , -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, …}

Giải bài 16 trang 73 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

– Số -9 là thuộc tập số nguyên Z.

– Số 11,2 là số thập phân, không phải số nguyên.

Bài 17: Có thể khẳng định rằng tập hợp Z bao gồm hai bộ phận là các số nguyên dương và các số nguyên âm được không? Tại sao?

Lời giải:

Không. Bởi vì trong tập hợp Z còn có số 0 nữa.

Các bạn có thể xem lại phần định nghĩa tập hợp số nguyên Z ở trang 69 SGK Toán 6 tập 1. Tập hợp các số nguyên Z gồm:

  • Số nguyên dương (là các số tự nhiên khác 0).
  • Số 0.
  • Số nguyên âm.Bài 18:

    a) Số nguyên a lớn hơn 2. Số a có chắc chắn là số nguyên dương không?

    b) Số nguyên b nhỏ hơn 3. Số b có chắc chắn là số nguyên âm không?

    c) Số nguyên c lớn hơn -1. Số c có chắc chắn là số nguyên dương không?

    d) Số nguyên d nhỏ hơn -5. Số d có chắc chắn là số nguyên âm không?

    Lời giải:

    a) Số a chắc chắn là số nguyên dương vì trên trục số thì điểm a nằm bên phải điểm 2 nên nó cũng nằm bên phải điểm 0.

    b) b < 3 nên b có thể bằng 0, 1 hoặc 2 nên b không chắc chắn là số nguyên âm.

    c) c > -1 nên c có thể bằng 0 nên c không chắc chắn là số nguyên dương.

    d) Số d chắc chắn là số nguyên âm vì trên trục số thì điểm d nằm bên trái điểm -5 nên nó cũng nằm bên trái điểm 0.

    Bài 19: Điền dấu “+” hoặc “-” vào chỗ trống để được kết quả đúng:

    a) 0 < ...2     b) ...15 < 0
    c) ...10 < ...6    d) ...3 < ...9
    

    Lời giải:

    a) 0 < +2       b) -15 < 0
    c) -10 < -6        d) -3 < +9
       -10 < +6        +3 < +9

    Bài 20: Tính giá trị các biểu thức:

    a) |-8| - |-4|                b) |-7| . |-3|
    c) |18| : |-6|                d) |153| + |-53|

    Lời giải:

    Gợi ý: Giá trị tuyệt đối của một số âm thì bằng số đối của nó. Ví dụ: |-1| = 1

    a) |-8| - |-4|   = 8 - 4    = 4
    b) |-7| . |-3|   = 7.3      = 21
    c) |18| : |-6|   = 18:6     = 3
    d) |153| + |-53| = 153 + 53 = 206

    Bài 21: Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: -4, 6, |-5|, |3|, 4.

    Lời giải:

    Số đối của -4 là 4.

    Số đối của 6 là -6.

    |-5| = 5 nên số đối của |-5| là -5.

    |-3| = 3 nên số đối của |-3| là -3.

    Số đối của 4 là -4.

Bài 21: Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: -4, 6, |-5|, |3|, 4.

Lời giải:

Số đối của -4 là 4.

Số đối của 6 là -6.

|-5| = 5 nên số đối của |-5| là -5.

|-3| = 3 nên số đối của |-3| là -3.

Số đối của 4 là -4.