Bài 52 (trang 25 sgk Toán 6 Tập 1):

a) Tính nhẩm bằng cách nhân thừa số này, chia thừa số kia cùng một số thích hợp:

14.50;     16.25

b) Tính nhẩm bàng cách nhân cả số bị chia và số chia với một số thích hợp:

2100:50;     1400:25

c) Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất (a + b) : c = a:c + b:c (trường hợp chia hết):

132:12;     96:8

Lời giải

Ghi nhớ: Dạng bài này tương tự như dạng bài thêm – bớt cùng một số trong phép cộng hoặc trừ. Cách làm như thế không làm thay đổi kết quả của phép tính và với mục đích là để tạo ra một số chẵn chục, chẵn trăm, … để dễ tính nhẩm hơn.

a)

14.50 = (14:2) . (50.2) = 7.100 = 700

16.25 = (16:4) . (25.4 ) = 4.100 = 400

b)

2100:50 = (2100.2) : (50.2) = 4200 : 100 = 42

1400:25 = (1400.4) : (25.4) = 5600 : 100 = 56

c) (Cách làm là tách một số thành tổng của hai số mà dễ tính nhẩm kết quả của phép chia hơn.)

132:12 = (120 + 12) : 12 = 120:12 + 12:12 = 10 + 1 = 11

96:8 = (88 + 8): 8 = 88:8 + 8:8 = 11 + 1 = 12

(Việc tách 132 = 120 + 12 để việc tính nhẩm các phép chia cho số 12 sẽ rất dễ dàng. Để làm được dạng bài này các bạn phải có kỹ năng tính nhẩm tốt.)

Bài 53 (trang 25 sgk Toán 6 Tập 1): Bạn Tâm dùng 21000 đồng mua vở. Có hai loại vở: loại I giá 2000 đồng một quyển, loại II giá 1500 đồng một quyển. Bạn Tâm mua được nhiều nhất bao nhiêu quyển vở nếu:

a) Tâm chỉ mua vở loại I ?

b) Tâm chỉ mua vở loại II ?

Lời giải

(Tổng số tiền) = (Số tiền 1 quyển vở) x (Số quyển vở)

=> (Số quyển vở) = (Tổng số tiền) : (Số tiền 1 quyển vở)

a) Nếu Tâm chỉ mua vở loại I:

Vì 21000 : 2000 = 10 quyển và còn dư 1000 đồng.

Do đó, số quyển vở loại I bạn Tâm mua được nhiều nhất là 10 quyển.

b) Nếu Tâm chỉ mua vở loại II:

Ta có 21000 : 1500 = 14 (không dư)

Do đó, số quyển vở loại II bạn Tâm mua được nhiều nhất là 14 quyển.

Bài 52 (trang 25 sgk Toán 6 Tập 1):

a) Tính nhẩm bằng cách nhân thừa số này, chia thừa số kia cùng một số thích hợp:

14.50;     16.25

b) Tính nhẩm bàng cách nhân cả số bị chia và số chia với một số thích hợp:

2100:50;     1400:25

c) Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất (a + b) : c = a:c + b:c (trường hợp chia hết):

132:12;     96:8

Lời giải

Ghi nhớ: Dạng bài này tương tự như dạng bài thêm – bớt cùng một số trong phép cộng hoặc trừ. Cách làm như thế không làm thay đổi kết quả của phép tính và với mục đích là để tạo ra một số chẵn chục, chẵn trăm, … để dễ tính nhẩm hơn.

a)

14.50 = (14:2) . (50.2) = 7.100 = 700

16.25 = (16:4) . (25.4 ) = 4.100 = 400

b)

2100:50 = (2100.2) : (50.2) = 4200 : 100 = 42

1400:25 = (1400.4) : (25.4) = 5600 : 100 = 56

c) (Cách làm là tách một số thành tổng của hai số mà dễ tính nhẩm kết quả của phép chia hơn.)

132:12 = (120 + 12) : 12 = 120:12 + 12:12 = 10 + 1 = 11

96:8 = (88 + 8): 8 = 88:8 + 8:8 = 11 + 1 = 12

(Việc tách 132 = 120 + 12 để việc tính nhẩm các phép chia cho số 12 sẽ rất dễ dàng. Để làm được dạng bài này các bạn phải có kỹ năng tính nhẩm tốt.)

Bài 55 (trang 25 sgk Toán 6 Tập 1)Sử dụng máy tính bỏ túi

Giải bài 55 trang 25 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Dùng máy tính bỏ túi:

– Tính vận tốc của một ô tô biết rằng trong 6 giờ ô tô đi được 288 km.

– Tính chiều dài miếng đất hình chữ nhật có diện tích 1530 m2, chiều rộng 34 m.

Lời giải

– Vận tốc của ô tô là:

288 : 6 = 48 (km/h)

– Chiều dài miếng đất hình chữ nhật là:

1530 : 34 = 45 (m)

(Chiều dài quãng đường) = (Vận tốc) . (Thời gian)

=> (Vận tốc) = (Chiều dài quãng đường) : (Thời gian)

(Diện tích HCN) = (Chiều dài) . (Chiều rộng)

=> (Chiều dài) = (Diện tích HCN) : (Chiều rộng)