Xây dựng kỹ năng toán cho trẻ theo từng cấp học

Toán là một trong những môn học trọng tâm, đòi hỏi trẻ phải vận dụng nhiều kỹ năng. Cho tuổi bắt đầu đi học, những ứng dụng học toán trên thiết bị điện tử, đặc biệt là những chương trình phát triển theo nguyên tắc để trẻ tự khám phá như Starfall và Matific, cũng rất hiệu quả để trẻ làm quen toán học. Những chương trình này thiết kế sinh động, màu sắc bắt mắt nên rất hấp dẫn trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên giới hạn thời gian trẻ được sử dụng thiết bị điện tử hàng ngày, dành thời gian và hứng thú cùng làm những hoạt động được gợi ý sau đây, để tạo thêm cho trẻ những cơ hội khám phá và ứng dụng các khái niệm toán trong cuộc sống hàng ngày.

Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà nội ( lớp học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)

Xây dựng kỹ năng toán cho trẻ mầm non và lớp 1

1. Cắt các tấm bìa các-tông thành hình vuông, chữ nhật, tròn.

Lưu ý: mỗi loại 5 hình, kích thước ít nhất 5-7cm. Đề nghị con chọn ra những hình giống nhau để vào một chỗ. Đây là bài tập phân loại. Con bạn có nhận biết sự khác nhau giữa các hình dạng không? Trẻ có biết tên gọi của hình đó không? Nếu không, hãy hỏi lại trẻ vào lần chơi sau.

2. Xếp các hình trên theo một trình tự nhất định.

Ví dụ: hình tròn, vuông, chữ nhật – tròn, vuông, chữ nhật. Đề nghị con làm tương tự. Đây là một hoạt động khác để rèn kỹ năng phân loại.

3. Đưa ra 5 chiếc cúc áo.

Hỏi trẻ: “Mẹ có bao nhiêu chiếc cúc áo đây?”. Sau đó, lấy đi 2 chiếc và hỏi trẻ: “Giờ mẹ còn mấy chiếc nào?”. Bạn có thể thêm vào số cúc áo tuỳ chọn. Mục đích là xác định xem khả năng hiểu về số của con tới đâu.

4. Một cách khác để nhận biết con hiểu về số đến đâu là chơi trò board game.

Trong đó, người chơi phải di chuyển về trước hoặc lùi lại nhiều ô. Ví dụ: “Giờ con có thể tiến lên phía trước 4 ô”.

5. Đề nghị con giúp bạn đo thứ gì đó trong nhà.

Ví dụ: chiếc bàn hình chữ nhật, một căn phòng, giá sách. Quá trình này giúp minh hoạ cho bé về kỹ năng đo lường.

6. Với các dụng cụ như xe ô tô đồ chơi, cúc áo, thẻ, hỏi trẻ xem 2+2 bằng mấy; 2-2 bằng mấy; 5 lớn hơn hay nhỏ hơn 4…

7. Nhận biết thời gian cũng là một kỹ năng quan trọng.

Thi thoảng hỏi con: “Con có biết mấy giờ rồi không?” (Đừng kỳ vọng sẽ có câu trả lời tuyệt đối chính xác, trừ khi đó là đồng hồ điện tử).

8. Trong khi nấu ăn, nướng bánh, đề nghị trẻ trợ giúp bạn.

Ví dụ, đong cho bạn 3 thìa canh đường, 2 cốc nước… Đây là cách tốt để giúp trẻ thấy rằng, toán học được áp dụng vào thực tế như thế nào.

9. Có nhiều cơ hội để thực hành việc đếm số trong các hoạt động thường ngày.

Ví dụ: Khi làm bếp, bạn nhờ con lấy giúp 6 củ khoai tây. Khi phơi quần áo, bạn nhờ con lấy giúp 10 chiếc mắc treo.

10. Cùng con đọc số nhà khi bạn và con đi dạo quanh nơi mình sống.

Xây dựng kỹ năng toán cho trẻ lớp 2

1. Đưa ra 8 chiếc cúc áo.

Hỏi con: “Mẹ có bao nhiêu cúc áo đây?”. Lấy đi 3 chiếc rồi hỏi con: “Giờ mẹ còn bao nhiêu cúc áo?”. Bạn có thể tiếp tục làm như vậy để xác định xem con hiểu về số tới mức nào.

2. Đếm từ 1 tới 10, cách 2 đơn vị.

Hoặc đề nghị trẻ đếm từ 1 tới 24 cách 3 đơn vị; đếm từ 1 đến 30 cách 5 đơn vị.

3. Đưa ra các bài toán xoay quanh các phép toán như 5+5=10.

Ví dụ: nếu có 5 bạn trai và thêm 5 bạn gái tới nhập hội thì có 10 bạn tất cả.

4. Một cách khác để xem con hiểu về số tới đâu là chơi trò board game.

Cờ vua, liên quan tới các chiến thuật giống toán, sẽ là lựa chọn tuyệt vời để hướng dẫn cho trẻ từ lớp 2 trở đi.

5. Đề nghị trẻ sử dụng thước để đo thứ gì đó trong nhà

Ví dụ: chiếc bàn hình chữ nhật, 1 phòng ngủ, giá sách. Trẻ sẽ học được nhiều về kỹ năng đo lường.

6. Với các dụng cụ như cúc áo, thẻ, xe ô tô đồ chơi, hỏi trẻ xem 3+6 bằng mấy; 8-5 bằng mấy.

7. Nhận biết thời gian là một kỹ năng quan trọng.

Thi thoảng, bạn hỏi con: “Con có biết mấy giờ rồi không?”. Trẻ nên đưa ra được đáp án chính xác tới giờ và phút.

8. Khi chuẩn bị đi dạo, hãy hỏi con: “Chúng mình cần bao lâu để đi bộ quanh toà nhà này nhỉ? Từ góc này tới công viên?”.

Những câu hỏi như thế này xuất hiện trong nhiều tình huống khác nhau. Câu trả lời sẽ cho bạn thấy trẻ hiểu về thời gian như thế nào.

9. Có nhiều cơ hội để thực hành đếm số trong các hoạt động thường ngày.

Ví dụ: Khi làm bếp, bạn nhờ con lấy giúp 6 củ khoai tây. Khi phơi quần áo, bạn nhờ con lấy giúp 10 chiếc mắc treo.

10. Trong khi nấu ăn, nướng bánh, đề nghị trẻ trợ giúp bạn.

Ví dụ, đong cho bạn 3 thìa rưỡi đường, 2 1/4 cốc nước… Đây là cách tốt để giúp trẻ thấy rằng, toán học được áp dụng vào thực tế như thế nào.

Xây dựng kỹ năng toán cho trẻ lớp 3

1. Đếm từ 1 đến 24, cách 4 đơn vị.

Hoặc đếm từ 1 đến 24, cách 6 đơn vị; đếm từ 1 đến 40, cách 8 đơn vị.

2. Đưa ra các bài toán dựa trên phép tính như 12-4=8.

Ví dụ, 12 chú voi bắt đầu cuộc đua. Nhưng 4 chú dừng lại giữa chừng. Còn bao nhiêu chú về đích. Bài toán càng buồn cười và ngộ nghĩnh càng tốt.

3. Một cách khác để xem con hiểu về số tới đâu là chơi trò board game.

Theo đó, người chơi phải di chuyển lên trước hoặc lùi lại một số ô. Những kiến thức toán học đáng kể được lồng ghép vào những trò chơi như domino hay Monopoly. Cờ vua cũng là lựa chọn tuyệt vời để hướng dẫn cho trẻ.

4. Nhiều trò chơi sẽ giúp bé tiếp xúc với số, từ và chỉ dẫn.

5. Đề nghị trẻ sử dụng thước để đo thứ gì đó trong nhà.

Ví dụ: chiếc bàn hình chữ nhật, 1 căn phòng, giá sách. Trẻ sẽ học được nhiều về kỹ năng đo lường.

6. Cùng xem bạn và con có thể tìm thấy bao nhiêu ký hiệu toán học trong một tờ báo/tạp chí.

Những ký hiệu này có thể bao gồm +; -; =; ½; ngày tháng, hình dáng, biểu đồ…

7. Có nhiều cơ hội để thực hành đếm số trong các hoạt động thường ngày.

Ví dụ: Khi làm bếp, bạn nhờ con lấy giúp 6 củ khoai tây. Khi phơi quần áo, bạn nhờ con lấy giúp 10 chiếc mắc treo.

8. Trong khi nấu ăn, nướng bánh, đề nghị trẻ đọc công thức và chuẩn bị nguyên liệu.

Ví dụ, đong cho bạn 3 thìa rưỡi đường, 2 1/4 cốc nước… Đây là cách tốt để giúp trẻ thấy rằng, toán học được áp dụng vào thực tế như thế nào.

9. Phân số là một phần trong giáo trình toán học lớp 3.

Đề nghị trẻ giải thích kèm ví dụ phân số 1/8; 1/16; 1/32. Tìm những con số này trên thước, biểu đồ, cốc có chia vạch…

10. Với đồng hồ bấm thời gian, xem con có thể chạy 30m hết bao nhiêu thời gian.

Cùng con lập biểu đồ ghi lại các khoảng thời gian này trong một số tuần. Bạn cũng có thể chuyển sang các phép tính toán như: “Con có thể đi nhanh tới mức nào nếu tính số bước chân? nếu tính số mét?” hoặc “Nếu con tiếp tục chạy với cùng tốc độ, con mất bao lâu để chạy hết 365m? Còn 548m thì sao?”.

Xây dựng kỹ năng toán cho trẻ lớp 4

1. Tham gia việc dự đoán cùng trẻ.

Hãy hỏi con: “Từ đây tới góc kia cách nhau bao xa, theo con? Còn từ đây tới siêu thị? Tới trường học của con?”; “Con nghĩ cái cây kia cao bao nhiêu mét?”. Khi đi mua sắm, hỏi con: “Mẹ chỉ mang theo có 100 nghìn thôi. Vậy nên con thử tính xem khi nào chúng ta mua đồ gần tới mức đó nhé”. Khi di chuyển bằng ô tô, thi xem ai có thể ước lượng gần đúng nhất khoảng cách 1km, 4km…

2. Đưa ra các bài toán dựa trên các phép tính như 12+12-6×1/2.

Ví dụ: 12 ngựa vằn nhập hội với 12 chú voi. Nhưng 3 chú ngựa vằn và 3 chú voi quyết định tách đàn để đi ngủ trưa. Còn lại bao nhiêu con lúc này? Nhưng do không có đủ cỏ để ăn, một nửa trong số đó đã di chuyển sang nơi khác của đồng cỏ. Giờ còn lại mấy con?

3. Nhiều trò chơi sẽ giúp bé tiếp xúc với số, từ và chỉ dẫn.

 Ngoài ra, nên duy trì chơi cùng con các trò như cờ vua, Monopoly…

4. Hỏi con xem quãng đường từ điểm A tới điểm B gần hay xa hơn so với từ A tới C…

5. Chuẩn bị bản đồ Việt Nam.

Hỏi con xem đường ngắn nhất để đi từ tỉnh A tới tỉnh B là đường nào? Hoặc bạn cũng có thể đề nghị con tìm đường tới nhà một người thân/bạn bè nào đó trên bản đồ.

6. Trong khi nấu ăn hoặc nướng bánh, đề nghị con đọc công thức và chuẩn bị nguyên liệu cho bạn.

Đây là cách hay để trẻ ứng dụng toán vào thực tế, đồng thời tận hưởng mối quan hệ mẹ con gắn kết.

7. Phân số là một phần trong giáo trình toán học lớp 4.

Đề nghị trẻ giải thích kèm ví dụ phân số 3/8; 5/12; 7/16. Lập biểu đồ những phép đo này.

8. Đề nghị con chia 60, 80, 90 cho 4, 5 và 6.

9. Cùng nghiên cứu các số và phép toán.

Ví dụ, bạn có thể đề nghị con tạo các phép tính liên quan tới số 4,5,9. Như vậy, trẻ có thể viết ra 4+5=9, 9-5=4, 9-4=5. Trẻ cũng có thể đề nghị bạn tương tự.

10. Với đồng hồ bấm thời gian, xem con có thể chạy 30m hết bao nhiêu thời gian.

Cùng con lập biểu đồ ghi lại các khoảng thời gian này trong một số tuần. Bạn cũng có thể chuyển sang các phép tính toán như: “Con có thể đi nhanh tới mức nào nếu tính số bước chân? nếu tính số mét?” hoặc “Nếu con tiếp tục chạy với cùng tốc độ, con mất bao lâu để chạy hết 365m? Còn 548m thì sao?”. Hoạt động này giúp con vừa luyện toán vừa luyện thể chất.

Xây dựng kỹ năng toán cho trẻ lớp 5

1. Học càng cụ thể bao nhiêu và cơ hội ứng dụng toán vào thực tế nhiều bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu cho trẻ.

Bạn có thể hỗ trợ con bằng cách sử dụng toán và ngôn ngữ toán học trong nhà. Để con thực hành đo lường như xác định các kích thước để treo một bức tranh lên tường, cắt các mẫu hình ra, dựng giá sách hoặc dán giấy dán tường.

2. Tạo cơ hội cho con đưa ra ước lượng, dự đoán và nhận định về khoảng cách, thời gian.

Cùng con chơi nhiều trò chơi liên quan tới số.

3. Hỏi con: “Làm thế nào để mẹ con mình ước lượng được con kiến có thể di chuyển nhanh thế nào nhỉ?”.

4. Cùng con lập biểu đồ các màu sắc và nhãn hiệu ô tô trong bãi đỗ xe.

Làm như vậy nhiều lần. Dựa trên số liệu của biểu đồ, đưa ra dự đoán chung về điều có thể xảy ra nếu bạn tiếp tục quan sát vào lần tới.

5. Chơi các trò chơi toán học với con.

6. Chuẩn bị bản đồ Việt Nam.

Hỏi con về đường ngắn nhất đi từ tỉnh A tới tỉnh B. Hoặc đề nghị con tìm xem mất bao lâu để đi tới nhà 1 người quen/bạn bè bằng máy bay, tàu hoả, ô tô, đi bộ.

7. Hãy hỏi con: “Làm thế nào để biết nhà mình cao bao nhiêu mét con nhỉ? Thế còn cây cột điện kia thì sao?”.

8. Thử một số bài toán như: “Nếu con chạy 37m trong 12 giây, vậy mỗi giây, con chạy được bao nhiêu mét?”.

Hoặc “Nếu con tiếp tục chạy với cùng tốc độ, con mất bao lâu để chạy hết 64m? 220m? Còn 730m thì sao?”.

9. Đưa ra các bài toán cho con.

Ví dụ: Cần 2 giờ 10 phút để tới nhà bà ngoại nếu mẹ con mình đi với vận tốc trung bình là 60km/giờ. Vậy nếu đi với vận tốc 40km/giờ thì mất bao lâu hả con?”.

10. Hướng dẫn bé làm quen và sử dụng thành thạo máy tính điện tử.

Dùng máy tính điện tử, chọn 1 số, ví dụ, 39. Bạn và con lần lượt cộng từ 1 tới 5. Mục tiêu là xem ai chạm mốc 39 trước. Đây là một cách sử dụng khác của máy tính điện tử và một nhiệm vụ toán học thú vị.

Xây dựng kỹ năng toán cho trẻ lớp 6

1. Chơi cùng con các trò chơi toán học.

2. Các kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những mục tiêu của lĩnh vực nghiên cứu toán học.

Đề nghị con cho bạn thấy con có thể giải quyết một đề toán như thế nào. Các bước trong quá trình này bao gồm: hiểu câu hỏi, tìm kiếm thông tin liên quan, quyết định phải làm gì, đưa ra lời giải, kiểm tra đáp án.

3. Đề nghị trẻ xác định cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề sau, sử dụng máy tính điện tử, giấy nháp, bút, tính nhẩm và ước lượng:

  1. Chúng ta có 12 cái giá và phải đặt 40 can lên mỗi giá. Cần bao nhiêu can?
  2. John làm việc tại một cửa hàng bán đồ ăn nhanh. Anh kiếm được 6 USD/giờ. Nếu John làm 28 tiếng/tuần, anh kiếm được bao nhiêu trong 8 tuần?
  3. 1 người chạy bộ chạy 10km/ngày và 15km/ngày cuối tuần. Trong tháng vừa rồi, anh ta chạy được bao nhiêu km? (Dùng lịch để biết số ngày trong tuần và số ngày cuối tuần).
  4. Cửa hiệu áo len có thể in 4 hoạ tiết, A, B, X và Y lên áo. Mỗi hoạ tiết này có thể được in rời hoặc kết hợp với bất cứ hoạ tiết nào trong số 4 hoạ tiết trên. Nếu con muốn một trong mỗi khả năng kết hợp hoạ tiết như trên thì cần mua bao nhiêu chiếc áo? (4+4×4=4x4x4+4x4x4x4x)

4. Chuẩn bị bản đồ đất nước.

Hỏi con về đường ngắn nhất đi từ tỉnh A tới tỉnh B. Hoặc đề nghị con tìm xem mất bao lâu để đi tới nhà 1 người quen/bạn bè bằng máy bay, tàu hoả, ô tô, đi bộ. Khi đi du lịch, nhớ để con tham gia lập kế hoạch lộ trình.

5. Hãy hỏi con: “Làm thế nào để xác định chiều cao ngôi nhà mình nhỉ? Còn trường học của con? Chung cư kế bên thì sao?”.

Hy vọng con có thể đưa ra nhiều gợi ý.

6. Đưa ra vấn đề.

Ví dụ: cần 5 giờ 15 phút để tới nhà bác An nếu mẹ con mình đi với vận tốc 60km/h. Nếu vận tốc 70km/h thì mất bao lâu hả con?…

7. Hướng dẫn bé sử dụng thành thạo máy tính điện tử.

Dùng máy tính điện tử, chọn 1 số, ví dụ, 109. Bạn và con lần lượt cộng từ 1 tới 8. Mục tiêu là xem ai chạm mốc 109 trước. Đây là một cách sử dụng khác của máy tính điện tử và một nhiệm vụ toán học thú vị.

8. Nhân số có 3 chữ số là bài toán quen thuộc với lớp 6.

Trẻ được dạy cách tư duy về các vấn đề như 422×396 dưới dạng: 6×422; 90×422 và 300×422.

9. Để trẻ trình bày cách giải quyết các đề toán sau.

Bạn cũng cùng làm với con, sau đó so sánh kết quả: 508 x 183; 759 x 341;192 x 546.

Để trẻ đạt kết quả học tập tốt nhất trong môn toán, ngoài việc gợi mở hứng thú và cơ hội vận dụng qua những hoạt động như trên, cha mẹ có thể cho con sử dụng các chương trình online có uy tín để tự luyện tập thêm. Những chương trình tốt nhất cho tuổi tiểu học mà ConTuHoc.com đã lựa chọn để đưa về Việt Nam là:
– Matific: chương trình luyện toán qua game, rất thú vị và hiệu quả, trên nguyên tắc không dạy, không bắt làm theo mẫu mà để trẻ tự khám phá, tự chinh phục
– Koobits: chương trình toán Singapore online cho bậc tiểu học, với các chủ đề luyện tập được sắp xếp rất có hệ thống, có hệ thống video hướng dẫn giải các dạng toán có lời văn đặc biệt hữu ích, và ngân hàng bài tập vô cùng phong phú, đáp ứng cho cả 3 nhóm trình độ: đang yếu, cần nắm được kỹ năng tính toán cơ bản; trung bình – khá, muốn phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, thành thục việc giải các dạng toán có lời văn; khá giỏi, muốn chuẩn bị cho các kỳ thi học sinh giỏi.

Tham khảo Teacher Vision