- 8 bước dạy con suy nghĩ trước khi hành động
- Giúp trẻ vượt qua “nỗi sợ Toán” như thế nào?
- 5 cách giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại
- Dạy con quy tắc an toàn với người lạ: Cần cập nhật những gì?
- Dạy con mạnh mẽ: 4 cách giúp con đương đầu thử thách
- GV Mỹ bật mí 20 chiêu dạy con lứa tuổi mầm non
- Dạy trẻ cách viết thư cảm ơn
- 3 cách dỗ con nín khóc “quái chiêu” và hài hước
- Tuyệt chiêu để trẻ mê công nghệ làm việc nhà
- Con không muốn đến trường, tôi phải làm sao?
- 7 thói quen của người có khả năng tự học tuyệt vời
- Giáo dục giới tính cho trẻ theo từng độ tuổi như thế nào?
- 9 câu nói truyền cảm hứng cho con không bao giờ lùi bước
- “Vũ khí bí mật” tăng cường trí thông minh cảm xúc cho trẻ
- 7 hoạt động thú vị dạy trẻ đặt mục tiêu năm mới
- 7 cách dạy trẻ thất bại là điều tuyệt vời
- Hygge là gì? Nó giúp gắn kết gia đình bạn ra sao?
- Làm gì để dạy con kiên gan bền chí, không bỏ cuộc?
- Khen thưởng tạo động lực cho trẻ như thế nào?
- Muốn phát triển trí não, trẻ cần có 3 thói quen quan trọng này
- 8 bài tập thở giúp trẻ quản lý cảm xúc
- Làm thế nào để xử lý thói quen trì hoãn của trẻ?
- Bí quyết giúp trẻ hào hứng làm bài tập về nhà
- 10 cuốn sách tiếng Anh dạy con về tiền
- 5 hiệu ứng tâm lý giúp bạn dạy con hiệu quả hơn
- Hướng dẫn chi tiết, rõ ràng về phương pháp Toán Singapore
- 5 cách hiệu quả giúp trẻ học nhanh hơn
- Bí quyết học Toán: 5 cách giúp môn Toán trở nên thú vị
- 4 dấu hiệu bạn vô tình làm con thiếu tự tin mà không biết
- Hỏi con câu gì để thêm hiểu, thêm gắn kết với con?
- Xây dựng kiến thức nền cho trẻ như thế nào?
- Bộ tài liệu hướng dẫn cách dạy trẻ tư duy mở: Tuần 1
- Bộ tài liệu hướng dẫn cách dạy trẻ tư duy mở: Tuần 2
- Bộ tài liệu hướng dẫn cách dạy trẻ tư duy mở: Tuần 3
- Bộ tài liệu hướng dẫn cách dạy trẻ tư duy mở: Tuần 4
- Tôi đã giúp con trai kiểm soát chứng tăng động như thế nào?
- 7 hoạt động thường ngày là cơ hội dạy con tuyệt vời
- 7 cách giúp con học tốt hơn, vui hơn
- Dạy con làm việc nhà: Mẹo giúp trẻ luôn hứng thú
- Bài học nuôi dạy con quan trọng nhất mọi phụ huynh cần nhớ
- Xây dựng kỹ năng toán cho trẻ theo từng cấp học
- Đồng hành cùng con: Cha mẹ hỗ trợ việc học cho trẻ như thế nào?
- Trẻ đánh nhau: Can thiệp ngay hay để trẻ tự giải quyết?
- Dạy con kiểu nhà giàu có gì khác?
- Dạy con về tiền – tổng hợp những việc phụ huynh nên làm
- Tuổi và số giờ cho con học tiếng Anh có thực sự quan trọng?
- Trẻ sử dụng Internet: những mối nguy và biện pháp phòng chống
- Làm thế nào để trẻ hứng thú học tiếng Anh?
- Phương pháp học tiếng Anh tại nhà cho trẻ nhỏ
- Bảo vệ mắt cho con trong thời đại số
- Cha mẹ giúp trẻ xử lý bài tập về nhà: Từ mẫu giáo tới lớp 2
- Cha mẹ giúp trẻ xử lý bài tập về nhà: Từ lớp 3 tới lớp 5
- Cha mẹ giúp trẻ xử lý bài tập về nhà: Dành cho HS cấp 2
- Trẻ mầm non nhất định phải chơi 10 trò chơi này trước khi vào lớp 1
- 10 ý tưởng “Show and Tell” để dạy trẻ thuyết trình
- 5 trò chơi giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ
- Gợi ý 4 trò chơi Halloween cho nhóm trẻ
- 7 trò chơi giúp thời gian học tập ở nhà trở nên ‘dễ thở’
- 10 hoạt động giúp bé luyện kỹ năng vận động tinh
- 3 hoạt động giúp bé tăng cường kỹ năng nghe
- Cách chọn hoạt động ngoại khoá phù hợp với con
- Tổng hợp câu đố, trò chơi Giáng sinh bằng tiếng Anh
- 7 hoạt động thú vị dạy trẻ đặt mục tiêu năm mới
- 7 trò chơi truyền thống Singapore cho trẻ Tiểu học
- 14 trò chơi gia đình cho những chuyến đi xa
- 7 hoạt động, trò chơi trong nhà để bé vừa chơi vừa học
- Trò chơi chồng cốc cho trẻ học đọc và đánh vần
- 7 hoạt động giúp trẻ rèn thái độ và suy nghĩ tích cực
- Các kiểu chơi đùa quan trọng với sự phát triển của trẻ
- Các bài tập thể hình đơn giản cho bé
- Khoa học chứng minh 3 phương pháp dạy đọc hiệu quả
- Trẻ không thể phân biệt tin giả: Cha mẹ cần làm gì?
- Tôi đã dùng cách này để giúp trẻ yêu sách, mê đọc sách
- 4 bí quyết cải thiện kỹ năng đọc hiểu cho trẻ
- Phòng bếp: Con có thể học được những gì?
- 17 cách xây dựng kiến thức nền, giúp trẻ thuần thục kỹ năng đọc
- Bí quyết bất ngờ khích lệ trẻ đọc, viết, chia sẻ cảm xúc
- 62 câu hỏi khơi gợi tư duy phản biện khi đọc
- Đọc phản biện: Dạy trẻ phân biệt tin thật, tin giả
- Giúp con cải thiện kỹ năng đọc hiểu sách phi hư cấu
- Đọc sách sáng tạo: Gợi ý các hoạt động thú vị cho trẻ
- Nâng cao cấp độ tư duy của trẻ khi đọc hiểu như thế nào?
- Trả lời đúng cách để phát triển tư duy cấp độ cao cho trẻ
- Đọc trôi chảy – Kỹ năng cần được rèn giũa ở trẻ
- So sánh (Comparison) – kỹ năng nền tảng giúp hiểu sâu, nhớ lâu
- Think Aloud – phương pháp cần thiết cho nhiều môn học
- Sự kết nối giữa kỹ năng đọc và viết
- Đặt câu hỏi – phương pháp đọc hiểu đặc biệt hiệu quả
- Vận dụng kiến thức nền và liên tưởng, kết nối – Phương pháp đọc hiểu cần thực hành liên tục
- Tổng quan về kỹ năng đọc và đọc hiểu
- Viết nhật ký mang lại lợi ích gì cho trẻ?
- Tải miễn phí tài liệu giúp cải thiện chữ viết xấu của con
- 7 cách giúp bé 2 tuổi làm quen với kỹ năng viết
- 7 câu hỏi giúp trẻ phát triển cốt truyện khi viết
- Hoạt động trước khi viết: Cách giúp trẻ tìm ý tưởng từ A tới Z
- Bỏ ngữ pháp đi, thay vào đó, hãy dạy trẻ kể chuyện
- 15 hoạt động siêu vui để bé mầm non tập viết chữ
- 10 ý tưởng gợi hứng thú viết sáng tạo cho trẻ
- 10 bí quyết dạy kỹ năng viết cho trẻ mầm non
- Viết sáng tạo – làm thế nào để gợi hứng thú cho trẻ?
- 7 cách tuyệt vời khích lệ trẻ mài giũa kỹ năng viết
- Cô giáo chia sẻ bí quyết viết văn với ‘số 5 thần thánh’
- Thêm 3 kỹ thuật đa giác quan dạy con viết chữ
- Kỹ năng quản lý thời gian: Dành cho học sinh THCS
- Kỹ năng quản lý thời gian: Dành cho trẻ lớp 3 – lớp 5
- Kỹ năng quản lý thời gian: Dành cho bé mẫu giáo tới lớp 2
- 5 điều phụ huynh nên biết về đọc sách cho con
- Cách mới giúp trẻ hứng thú đọc sách và đọc tốt hơn
- Đọc sách giúp trẻ chinh phục bài thi chuẩn hoá ra sao?
- Đặt sách ở những vị trí này, trẻ sẽ mê đọc sách hơn
- Đọc sách cho 2 bé: Thử thách nhân đôi
- Áp dụng 3 cách này, trẻ nhất định sẽ yêu đọc sách
- Một số lưu ý cho cha mẹ khi đọc e-book cùng con
- Tại sao trẻ thích bạn đọc nhiều lần một cuốn sách?
- Mẹo giúp trẻ đọc nhiều sách hơn trong năm mới 2019
- 5 lý do đọc sách cho con khi trẻ đã lớn vẫn là tốt nhất
- Điều gì xảy ra trong não trẻ khi bạn đọc sách cho con?
- 10 cách đã được chứng minh giúp trẻ đọc nhiều sách hơn
- 5 yếu tố cần xem xét khi chọn sách phi hư cấu cho trẻ nhỏ
- Cách chọn sách để đọc cho trẻ từ sơ sinh tới lớp 3
- Cách chọn sách giúp trẻ mở rộng kiến thức nền
- 8 lý do phổ biến cha mẹ không đọc sách cho con và cách khắc phục
- Chọn sách cho con tuổi tiểu học như thế nào?
- Tủ sách gia đình nhà bạn đã hợp lý với tuổi của con chưa?
- 7 trò chơi với từ tiếng Anh cho bé
- 8 hoạt động trong nhà cho bé siêu hiếu động
- 5 hoạt động hè giúp trẻ chơi không quên học
- Trò chơi, hoạt động, ứng dụng học Sight words
- 10 hoạt động hè giúp trẻ không quên trau dồi ngôn ngữ
- Những điều cần biết về ngành tâm lý học
- Tìm hiểu ngành thương mại điện tử là gì và nên học ở đâu
- Khám phá nghề tổ chức sự kiện học ngành nào và ở đâu
- Tư vấn ngành răng hàm mặt học trường nào?
- Vì sao nên chọn học lập trình di động?
- Những điều cần biết về ngành thiết kế thời trang
- Tìm hiểu về nhóm ngành công nghệ kỹ thuật kiến trúc
- Tư vấn học nông nghiệp gồm những ngành nào?
- Nhu cầu nhân lực tăng cao ở ngành liên quan công nghệ
- Tư vấn có nên học ngành ngôn ngữ Anh hay không?
- 7 kỹ năng cần biết với người học công nghệ thông tin
- Làm thế nào để xác định thế mạnh nghề nghiệp của bản thân?
- Học Nhóm ngành Kinh tế – Kinh doanh cần tố chất đặc thù nào?
- Những tính cách gây phiền hà cho bạn nơi công sở
- 5 bí quyết giúp bạn duy trì động lực mỗi ngày
- Cách giải quyết mẫu thuẫn nơi công sở
- Mẹo tâm lý giúp bạn có cuộc phỏng vấn hiệu quả
- Kỹ năng giao tiếp: Khéo léo với nguyên tắc 30%
- Nghệ thuật thấu hiểu trong giao tiếp
- Bí quyết giúp bạn giữ lửa trong công việc
- Những rào cản cần loại bỏ khi viết CV ở nữ giới
- Đàm phán trong kinh doanh và 8 lỗi thường gặp
- Hiểu và định giá đúng bản thân khi làm việc nhà tuyển dụng
- 5 thử thách giúp bạn phát triển sự nghiệp
- Vượt qua rào cản tuối tác
- Đoán tính cách nhân viên qua bàn làm việc
- Những yếu tố cần thiết khi làm việc nhóm
- 8 phương pháp nhớ bài thật sâu và lâu
7 thói quen của người có khả năng tự học tuyệt vời
Duy trì những thói quen như quy tắc 5 giờ của Benjamin Franklin, quy tắc 80/20 và phương pháp đặt mục tiêu SMART giúp bạn tự học thành công.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà nội ( lớp học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)
Mọi người dễ bị thu hút bởi câu chuyện về những cá nhân đã từ bỏ giáo dục truyền thống nhưng vẫn trở thành những tượng đài trong lĩnh vực của mình. Bill Gates, Ellen DeGeneres, Anna Wintour, Henry Ford, John D. Rockefeller – không ai trong số họ từng có bằng đại học. Nhưng họ vẫn đạt được mọi danh tiếng và mức độ thành công thì chỉ ít người mới bì kịp. Họ đã làm thế nào? Câu trả lời nằm ở chỗ: Họ chính là những người có khả năng tự học.
Ngày nay, tự học đã bớt đi tính chất của một giá trị văn hoá mà thêm nhiều hơn tính chất của một tài sản kinh tế. Tri thức mới dồn dập đến mà các ngành nghề thì thay đổi chóng mặt. Con đường giáo dục truyền thống không thể nào theo kịp. Trừ khi chuyên môn của bạn là nghệ thuật gốm sứ Hy Lạp cổ đại, có khả năng cao là bằng tốt nghiệp của bạn sẽ hết thời trước cả khi ráo mực. Sau đây là bí quyết của những người có khả năng tự học và đã thành công. Nếu hữu ích, bạn hãy áp dụng chúng để nâng cao hiệu quả học tập của mình.
Làm chủ việc học của bạn
Malcolm Knowles là một nhà giáo dục và chuyên gia về giáo dục học người lớn. Ông mô tả tự học là quá trình “mỗi cá nhân giữ vai trò chủ động, có hoặc không có sự trợ giúp từ người khác, xác định nhu cầu học tập của mình, hình thành mục tiêu học tập, nhận biết các nguồn lực vật chất và con người cho việc học, lựa chọn và triển khai các phương pháp học tập thích hợp và đánh giá kết quả học tập”.
Những thói quen được giới thiệu ở đây đều liên quan tới tất cả những điểm trên. Nhưng bước đầu tiên là luôn giữ vai trò chủ động với việc học.
Theo lý giải của Salman Khan, người sáng lập Khan Academy, thói quen này không khác nhiều so với việc học tập ở phổ thông hay đại học. Về bản chất, trong hệ thống giáo dục truyền thống, người ta tạo ra một bối cảnh, trong đó, bạn cần phải tiếp cận thông tin và làm tự mình làm chủ thông tin đó.
Với người tự học, họ cần tạo ra bối cảnh cho chính mình. Họ làm việc này bằng cách tiếp cận quá trình học tập bằng tư duy mở. Giáo dục truyền thống có thể vô tình tạo khuôn cho học sinh, khiến họ bị hạn chế trong lối tư duy đóng. Cụ thể hơn, học sinh được cho là giỏi giang bẩm sinh ở một môn học nào đó hoặc không và điểm số sẽ phản ánh điều này. Trong khi đó, học sinh có tư duy mở biết rằng, tiến bộ là hoàn toàn có thể, cho dù nó chẳng hề dễ dàng để đạt được..
Đặt mục tiêu theo phương pháp SMART
Một khi đã có tiền đề trên, bạn cần biết cách đặt mục tiêu. Nếu không, sẽ khó đạt được phần thưởng/thành tựu mà phần thưởng/thành tựu lại cần thiết để duy trì động lực.
Những người tự học giỏi nhất cũng sở hữu kỹ năng đặt mục tiêu theo phương pháp SMART. Bất cứ mục tiêu nào của bạn đều phải đáp ứng các tiêu chí:
- Specific: Cụ thể
- Measurable: Có thể đo lường được
- Action-oriented: Định hướng bằng hành động
- Realistic: Khả thi
- Time-defined: Có xác định khoảng thời gian
Chú ý thật kỹ tới kỹ năng quản lý thời gian thực tế. Tự học, một cách khái quát, chính là học trong những lúc ngoài giờ ít ỏi và quý giá. Tự học lập trình thật tuyệt. Nhưng cố gắng học lập trình video game trong vòng một năm có vẻ hơi nặng. Vậy hãy chia nhỏ mục tiêu đó thành những nhiệm vụ có thể hoàn thành được và cho mình thời gian để hoàn thành.
Trường hợp bạn tò mò thì đối ngược với mục tiêu SMART là VAPID. Đó là mục tiêu:
- Vague: Mơ hồ, không rõ ràng
- Amorphous: Không định hình được
- Pie-in-the-sky: Viển vông
- Irrelevant: Không tương xứng, không thích hợp
- Delayed: Bị trì hoãn
Quy tắc 5 giờ của Benjamin Franklin
Benjamin Franklin là một tác giả, chính khác, nhà phát minh và doanh nhân. Ông cũng bỏ học năm 10 tuổi. Làm thế nào ông có thể tích luỹ được những kiến thức cần thiết để thành công trong nhiều lĩnh vực đến vậy trong khi rất ít đến trường? Bí quyết nằm ở chỗ: Franklin dành riêng 1 giờ mỗi ngày trong tuần để học thật sâu, thật kỹ. Ông thường đọc, viết, nghiền ngẫm hoặc tiến hành các thí nghiệm trong khoảng thời gian này.
Tác giả Michael Simmons gọi đây là quy tắc 5 giờ của Franklin. Ông lưu ý thêm rằng, nhiều người có khả năng tự học giỏi nhất đã sử dụng một dạng nào đó của phương pháp này. Bill Gates đọc tầm một cuốn sách mỗi tuần. Còn Arthur Blank dành ra 2 tiếng đọc sách mỗi ngày.
Hãy đảm bảo sẽ dàn đều tổng thời gian 5 tiếng của bạn ra suốt tuần. Não bộ không được thiết kế để cho việc nhồi nhét. Vì vậy, cố gắng dồn cả 5 tiếng học kỹ nghĩ sâu của tuần vào trong một ngày chỉ khiến bạn quên đi phần lớn những thứ định học mà thôi. Bên cạnh đó, hệ thần kinh của não bộ cần thời gian để xử lý thông tin. Đây là lý do mà việc trải đều thời gian học tập ra thành các quãng giúp chúng ta ghi nhớ các tài liệu khó một cách hiệu quả hơn.
Học chủ động
Salman Kahn đã sáng lập Kahn Academy để thu hút người học bằng các bài tập mà họ có thể tự làm. Học chủ động, theo lời ông, giúp học sinh hiểu rõ hơn về tài liệu và biết khi nào thì áp dụng kỹ năng nào.
Thật dễ dàng để tiến hành một cách chủ động việc làm vườn hay giải toán. Nhưng còn với những môn học như lịch sử – khi sự tiếp xúc đến chủ yếu qua đọc sách – thì sao? Bill Gates có một giải pháp cho vấn đề này. Ông dùng phương pháp ghi chú bên lề sách để biến việc đọc thành một cuộc đối thoại sống động với tác giả.
“Khi đọc, bạn phải coi trọng việc bạn cần thực sự tập trung”, Gates chia sẻ. “Đặc biệt nếu đó là một cuốn sách phi hư cấu, bạn có lĩnh hội kiến thức mới và gắn nó vào với những kiến thức mà bạn có không? Với tôi, ghi chú giúp đảm bảo rằng tôi thực sự suy nghĩ về những thứ được nói tới trong sách”.
Đặt ưu tiên (quy tắc 80/20)
Đầu thế kỷ 20, nhà kinh tế học Italia Vilfredo Pareto để ý thấy, 20% dân số Ý sở hữu 80% đất đai của quốc gia này. Phân tích của ông sau đó được mở rộng thành nguyên lý Pareto hay còn gọi là quy tắc 80/20. Quy tắc này nhấn mạnh khái quát rằng, 80% kết quả của bạn bắt nguồn từ 20% hành động của bạn.
Những người có khả năng tự học tốt nhất sử dụng quy tắc 80/20 để đặt ưu tiên cho thời gian học của mình. Họ tập trung vào 20% hành động giúp đem lại cho họ kết quả lớn nhất. Nếu một người muốn học thêu móc, họ không cần phải hiểu về lịch sử của ngành dệt thuở xưa. Họ cần đầu tư thời gian học của mình vào các ứng dụng thực tiễn và chỉ dùng thời gian rảnh để tìm hiểu về vải dệt kim mà thôi.
Tới thư viện
Thói quen này có thể không áp dụng cho những người học có điều kiện, như Bill Gates chẳng hạn. Nhưng với phần lớn chúng ta, hạn chế về tài chính có thể ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tiếp cận những nguồn tài nguyên mới. Hãy đến thư viện. Một thư viện tốt có đủ sách cho phần lớn các môn học. Nó cũng cung cấp vô số nguồn tài nguyên trên mạng và có thể kết nối bạn với những chuyên gia hoặc nhóm người chung mối bận tâm.
Tác giả Ray Bradbury không đủ tiền đi học đại học. Thay vào đó, ông đến thư việnđịa phương 3 lần/tuần. Ông trở thành một trong những tác giả được ngợi ca nhiều nhất thế kỷ 21.
“Trường đại học không thể giáo dục bạn. Thư viện thì có thể”, Bradbury từng nói. “Bạn tới thư viện để tìm ra chính mình. Bạn lấy những cuốn sách khỏi giá, bạn mở chúng ra và bạn thấy mình trong đó”.
> Các thư viện lớn mà những gia đình yêu sách Hà Nội cần biết
Có động lực của riêng bạn
Giáo dục truyền thống trao cho bạn động lực rất rõ ràng: Đạt điểm tốt để kiếm việc tốt. Học tự định hướng thì không có động lực rõ ràng. Do đó, bạn sẽ phải tự tạo ra động lực cho bản thân.
Doanh nhân Mark Cuban thúc giục mọi người không bao giờ ngừng việc học tập. Tỷ phú gần 60 tuổi hiện đang tự học lập trình Python. Lý do ư? Ông tin rằng nghìn tỷ phú đầu tiên của thế giới sẽ tạo dựng gia sản của mình bằng trí tuệ nhân tạo. Và ông không muốn mình tụt hậu.
“Bất cứ thứ gì bạn đang học vào lúc này, nếu bạn không nhanh nhẹn bắt kịp với xu thế về học sâu, về mạng lưới thần kinh…, bạn sẽ thua cuộc”, tỷ phú Cuban chia sẻ trên CNBC. “Càng hiểu về điều này, tôi càng cảm thấy phấn khích hơn”.
Tất nhiên, động lực của bạn không cần phải là tìm ra thương vụ triệu đô tiếp theo. Nó có thể đơn giản là mở rộng hành trình giáo dục khai phóng của bạn để hoàn thiện bản thân, học một kỹ năng mới để nâng cấp chuyên môn của bạn hay giản dị hơn nữa là đọc một cuốn sách để chia sẻ trong các cuộc trò chuyện với mọi người. Dù là gì đi nữa, động lực cần phải xuất phát từ chính bạn.
Theo Big Think