Tôi đã giúp con trai kiểm soát chứng tăng động như thế nào?

Chia sẻ của bà mẹ 3 con Tina Tan (Singapore) chắc chắn sẽ giúp ích cho những phụ huynh Việt có con bị tăng động giảm chú ý.

Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà nội ( lớp học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)

“Tôi có 3 con trai. Con đầu lòng, Mark, hiện đang học năm thứ hai Trung học. Con thích vẽ và đọc, là một cậu bé nhạy cảm, trưởng thành. Mark luôn thể hiện trách nhiệm anh cả và rất chăm lo cho hai em.

Con trai thứ của tôi, John, đang học năm đầu Trung học. Con rất sáng tạo và có tư duy vượt ngoài khuôn khổ. Con thích lập trình, máy tính cũng như vẽ và đọc.

Con út của tôi, Paul, đang học lớp 2 Tiểu học. Con rất hài hước, luôn pha trò và lên tinh thần cho cả nhà. Tính con hướng ngoại, thích chơi ngoài trời và đạp xe. Con cũng mê đọc, vẽ như 2 anh.

Các con trai tôi, mỗi đứa một cá tính riêng, rất khác biệt nhưng gắn bó với nhau. Giờ đây, khai 2 đứa lớn dành phần lớn thời gian ở trường cấp 2, thật vui khi được chứng kiến cảnh 3 anh em gặp lại khi đi học về. Bọn trẻ có rất nhiều thông tin để chia sẻ với nhau.

Câu chuyện của con trai tôi

John, con trai thứ của tôi, mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Con cũng được chẩn đoán mắc chứng khó đọc (dyslexia). Sau đó là hội chứng rối loạn phát triển (Asperger’s Syndrome) – đều thuộc phổ tự kỷ.

Ngoài việc vận động không ngừng, điều đầu tiên tôi để ý thấy ở John là con gặp khó khăn với việc đọc ở trường mầm non. Vậy là tới khi con học K2, năm 6 tuổi, tôi đưa John đi khám. Cháu được chẩn đoán mắc chứng khó đọc. Qua các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện cháu bị tăng động giảm chú ý ADHD.

Trong những năm đầu tiên sau khi được chẩn đoán bệnh, John biểu hiện tất cả triệu chứng.

  • Con rất dễ bị kích thích
  • thường hành động trước khi nghĩ,
  • khó để tập trung và cực kỳ ưa vận động.

Con cũng biểu hiện sự lo âu nghiêm trọng:

  • thường cắn móng tay và bút chì,
  • kỹ năng giao tiếp yếu,
  • không thể duy trì sự tập trung, chú ý trong khoảng thời gian dài.

Tôi có bằng tâm lý học. Do đó, tôi biết chút ít về chứng tăng động giảm chú ý ADHD. Nhưng tôi cũng chưa thực sự hiểu về việc chứng bệnh này liên quan nhiều hơn tới khả năng dạy con của cha mẹ. Bên cạnh đó là cách cha mẹ kỷ luật trẻ ra sao. Kết quả, tôi không tập trung nhiều vào ADHD trong vài tháng sau khi đưa con đi khám. Thay vào đó, chúng tôi tập trung cải thiện chứng khó đọc của John. Gia đình đã thuê một gia sư riêng chuyên dạy dỗ những đứa trẻ như John. Chỉ sau vài tháng, con đã có tiến bộ rõ rệt.

Nhưng mặt khác, triệu chứng tăng động giảm chú ý của John bắt đầu ảnh hưởng tới việc học ở trường.

Con gặp rắc rối với giáo viên ở trường mầm non, bắt đầu từ chối đi học. Đó là lúc tôi nhận ra, phải tìm hiểu nhiều hơn về chứng tăng động giảm chú ý. Và tôi còn cần tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ cho con cũng như bản thân mình trên hành trình này.

John thường xuyên có những cơn giận dữ, suy sụp khi không được như ý. Con gây rối với bạn bè cùng lớp. Con hành động trong cơn giận và làm thương bạn dù con biết không nên như vậy. Khi phải làm việc không thích hoặc ngừng làm việc mình thích, con nổi khùng lập tức.

Hiểu về chứng tăng động giảm chú ý ADHD

Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý ADHD không biết phải làm thế nào tốt hơn so với con người hiện tại của mình. Trẻ đâu có chú ý phá vỡ quy tắc hay phớt lờ chỉ dẫn.

Đó là một rối loạn phát triển thần kinh khi chức năng điều hành của trẻ kém hơn bạn cùng trang lứa. Chức năng điều hành là chuỗi quá trình có liên quan tới việc tự kiểm soát bản thân và nguồn lực của mình nhằm đạt mục tiêu nào đó. Những kỹ năng dựa trên hệ thần kinh này đòi hỏi sự kiểm soát tinh thần và tự điều chỉnh.

Chức năng điều hành là phần chịu trách nhiệm điều hoà cảm xúc, trí nhớ hoạt động và kỹ năng tổ chức. Khi chúng vận hành không tốt, trẻ hành xử như thể một em bé ít tuổi hơn so với tuổi thực của mình, xét về mặt tự điều chỉnh.

Phải rất vất vả để quản lý con, đặc biệt trong những năm đầu.

Là một gia đình, chúng tôi ít khi tự do tương tác với những gia đình khác trong các buổi giao lưu. Bởi chúng tôi không dám chắc họ có chấp nhận một đứa trẻ bị chứng tăng động giảm chú ý không. Cũng như liệu họ có sẵn sàng làm việc với chúng tôi bất kể chuyện gì xảy ra giữa con họ và con chúng tôi. Vậy nên, gia đình tôi chủ yếu tự làm mọi thứ. Chúng tôi chọn không tham gia các buổi giao lưu, hội họp.

Áp lực có con bị tăng động giảm chú ý trong nhà là vô cùng lớn.

Mọi thứ bạn coi là đương nhiên giúp hoạt động thường ngày diễn ra suôn sẻ lại có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào. Có khi bởi con nhất quyết từ chối tuân thủ chỉ dẫn hay gan lì làm mọi thứ theo cách mình thích. Con cũng gặp khó khăn để ghi nhớ các chỉ dẫn, quy tắc hàng ngày. Danh sách này còn dài nữa.

Những gia đình như chúng tôi thường xuyên phải đối mặt với sự phán xét bất cứ khi nào con “bùng nổ” nơi công cộng. Phần lớn mọi người đều chỉ trích thay vì cảm thông. Có quá nhiều áp lực và căng thẳng đè lên vai các ông bố bà mẹ trẻ tuổi. Chúng tôi biết vì đã từng trải qua quãng thời gian đó. Ngay cả họ hàng và người thân cũng thường vô ý khi đưa ra những bình luận, lời khuyên cho chúng tôi.

Tôi đã đọc, đã học, đã tìm hiểu về ADHD để giúp con

Ban đầu, tôi chỉ chấp nhận chứng của con như một phần nhiều trong cá tính của con. Tôi có hơi tuỳ tiện và cho rằng, chỉ cần tôi cứng rắn hơn, nghiêm khắc hơn với các biện pháp kỷ luật dành cho con là được.

Mặc dù tôi có kiến thức cơ bản về học tập và các hội chứng ở trẻ có nhu cầu đặc biệt, tôi vẫn bị nhầm lẫn. Và điều này lại vô cùng phổ biến ở nhiều cha mẹ. Kể cả những người làm giáo dục. Mọi người quy kết tăng động giảm chú ý là đặc điểm của trẻ không được giáo dục, kỷ luật tốt tại nhà.

Tôi không hề nhận ra điều đó mãi tới khi tôi quá mỏi mệt trong cuộc chiến hàng ngày, tưởng không bao giờ chấm dứt để kiểm soát con. Tôi phải tự thừa nhận, cuộc chiến ấy vượt quá hiểu biết đơn giản của tôi. Vậy là tôi quyết tâm đọc nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn và không ngại xin trợ giúp.

Khi đã nghĩ thấu đáo rồi, tôi hiểu rằng, triệu chứng tăng động giảm chú ý hoàn toàn đối lập với môi trường lớp học.

Theo đó, trẻ được yêu cầu phải ngồi yên lặng và lắng nghe. Tôi trở nên ý thức hơn việc tôi cần hỗ trợ con tốt hơn để thích nghi và học tốt ở trường.

Khi tôi được đào tạo về tâm lý và công tác xã hội, tôi đã đọc và áp dụng ở nhà với con những gì học được.

Chúng tôi tham gia chương trình Pace của một tổ chức thúc đẩy nghiên cứu và nâng cao nhận thức về rối loạn tăng động giảm chú ý (Spark). Nhờ đó, tôi đã thu nhận được những bí quyết hữu ích về cách kiểm soát hành vi của con.

Tôi hợp tác chặt chẽ với chuyên gia về trẻ có nhu cầu đặc biệt tại trường con.

Tôi cũng đề nghị được gặp mặt, trò chuyện hàng năm với giáo viên của con. Kết quả là bất cứ việc gì xảy ra cũng đều được xử lý một cách chính xác bởi tất cả các bên liên quan và có hiểu biết rõ ràng về chứng bệnh của con.

Tiến bộ của con

Lần tái khám, các triệu chứng tăng động giảm chú ý của con đã được kiểm soát tốt hơn nhiều. Nhờ đó, con không còn được ghi nhận là trường hợp mắc ADHD nữa. Tuy nhiên, con vẫn gặp vấn đề về giao tiếp xã hội. Một nhà tâm lý học cho rằng, nguyên do có thể con bị rối loạn phổ tự kỷ. Vì vậy, chúng ta đã tìm hiểu vấn đề này. Và con được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phát triển Asperger.

Kể từ đó, John đã tiến bộ rất nhiều trong việc tự điều chỉnh bản thân. Con cũng hiểu rõ về mình hơn. Phần lớn những ai gặp con giờ đây không thể nói con bị tăng động giảm chú ý ADHD. Con hiện đang theo học tại Trường Nghệ thuật Singapore.

Vai trò của giáo viên

Nhận thức về ADHD ở Singapore cũng đã có bước tiến rõ rệt. Nhiều trường học đã chủ động đề nghị những biện pháp để giúp đỡ các học sinh này.

Về phía giáo viên, họ càng sẵn sàng để điều chỉnh những mong đợi thường thấy của mình đối với cách hành xử của trẻ trong lớp, họ càng sử dụng những phương pháp giảng dạy sáng tạo hơn, linh hoạt hơn. Nhất là nếu xét trên những yêu cầu truyền thống như học sinh phải “ngồi yên lặng, không được chạy nhảy”. Không chỉ những đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý mà tất cả học sinh đều hưởng lợi từ sự thay đổi này.

Phần lớn trẻ bị ADHD không muốn đến trường bởi các vấn đề với giáo viên.

Do đó, giáo viên giữ vị trí tuyến đầu: Họ có thể ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của trẻ về trường học và giáo dục. Không dễ để quản lý những trẻ bị tăng động giảm chú ý và có nhu cầu đặc biệt. Tôi rất thông cảm với giáo viên ở khía cạnh này. Ngay cả với tư cách làm cha mẹ, tôi cũng cần vượt qua những lầm tưởng của mình về ADHD và học hỏi kỹ năng mới”.

Theo Smart Parents