7 hoạt động thú vị dạy trẻ đặt mục tiêu năm mới

Lên danh sách những việc muốn làm

Thông thường, danh sách những việc muốn làm sẽ gồm những thành tựu, trải nghiệm mà ai đó muốn có trong đời. Để dạy trẻ đặt ục tiêu và tìm thấy niềm vui trong quá trình này, bạn có thể tạo ra danh sách những việc muốn làm theo từng năm.

Thầy Trường mở trung tâm học toán , học thêm toán , trung tâm luyện thi toán tại Hà Nội

Nếu bạn có con tuổi teen, khích lệ trẻ sử dụng các tài nguyên như Trello, Evernote để tạo danh sách việc muốn làm cho cả gia đình hoặc cho cá nhân. Việc này tạo cơ hội để trẻ sử dụng kiến thức công nghệ và khả năng sáng tạo một cách ý nghĩa.

Sẽ còn vui hơn nữa nếu cả gia đình bạn cùng chung sức với con hoàn tất danh sách này.

Và đây là cách làm:

  1. Tập hợp cả nhà lại. Chọn một tờ giấy và một số bút đánh dấu. Bắt đầu cùng suy nghĩ để tìm kiếm các ý tưởng.
  2. Thảo luận những việc cả nhà muốn làm, những trải nghiệm muốn có và những thành tích mong muốn trong 12 tháng tới.
  3. Một khi đã xong phần lên ý tưởng, viết chúng ra giấy và dán ở vị trí ai cũng có thể thường xuyên nhìn thấy (tủ lạnh).
  4. Trong suốt một năm, các thành viên gia đình bạn sẽ có cơ hội để điền dấu “tick” vào những ô đã hoàn thành.
Trường hợp bạn nhận thấy nhiều mục tiêu vẫn bỏ trống, hãy cùng cả nhà trò chuyện để xem:
  • liệu gia đình bạn còn muốn tiếp tục hoàn thành những mục tiêu đó không
  • hay mục tiêu chung của cả nhà đã có sự thay đổi.

Nếu vẫn muốn thực hiện, sẽ cần tiến hành các biện pháp gì để không “bỏ cuộc giữa chừng”? Chia sẻ các bước cụ thể đó.

Nghiên cứu khoa học cho thấy, ngoài học qua chơi, trẻ còn học qua trải nghiệm.

Theo dõi quá trình đạt mục tiêu và lập kế hoạch đạt mục tiêu sẽ là kinh nghiệm quý giá cho con bạn. Đây cũng là cơ hội để tăng gắn kết tình cảm gia đình.

Cuối mỗi năm, có thể nhìn lại toàn bộ những gì cả nhà bạn đạt được. Nếu được duy trì đều đặn, việc này sẽ trở thành một trong những truyền thống mới của gia đình bạn.

Vẽ bánh xe may mắn

Ý tưởng này do Dennis Waitley, chuyên gia về phát triển cá nhân, sáng tạo nên.

Sau đây là cách làm:

  1. Giúp trẻ vẽ một bánh xe, trong đó chia làm nhiều phần. Mỗi phần, trẻ sẽ viết một mục quan trọng trong cuộc sống của mình. Đó là Gia đình, Bạn bè, Trường lớp, Bóng đá…
  2. Trẻ sau đó chọn một mục mà con muốn tập trung vào đầu tiên. Với mục này, con sẽ viết ra mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định (trong 6 tháng đầu năm nay). Ví dụ, nếu mục đó là “Bóng đá”, con có thể viết: “Mình sẽ đá bóng ít nhất 3 lần/tuần, cải thiện kỹ năng đánh đầu và tập giữ bóng”.
  3. Sau đó, trò chuyện với con về các bước cần thiết để đạt mục tiêu. Bên cạnh đó là những trở ngại trẻ có thể phải đối mặt trên đường. Nếu con gặp phải những trở ngại này, con sẽ làm gì để vượt qua?
  4. Để trẻ tô màu và trang trí bánh xe theo cách mình thích. Treo nó ở vị trí nổi bật trong nhà.

Khi trẻ hoàn tất mục tiêu trong một phần của bánh xe, hãy làm việc gì đó để CHÚC MỪNG thành tích này của con. Sau đó, lặp lại quá trình trên với từng phần khác.

Theo thời gian, trẻ sẽ tiến bộ trong nhiều mặt cuộc sống. Đồng thời, trẻ học được cách đặt ra và vươn tới mục tiêu.

Tạo ra Bảng Tầm nhìn

Bảng Tầm nhìn là cách hay để giúp trẻ hình ảnh hoá về mục tiêu của mình. Trẻ cũng sẽ thấy hứng thú với dự án thủ công – nghệ thuật đầy ý nghĩa này.

Sau đây là cách làm:

  1. Lấy một số tạp chí cũ. Đề nghị con cắt ra những bức ảnh tượng trưng cho hi vọng và mơ ước của con. Nếu có điều gì đó trẻ muốn thêm vào mà không có hình tương ứng trên tạp chí, bạn có thể giúp con in ra từ ảnh trên mạng. Hoặc con có thể tự tay vẽ.
  2. Sau đó, trẻ sẽ dán những bức hình này vào một tấm bảng. Con có thể dùng bút màu, nhũ… để trang trí.
  3. Khi hoàn thành, treo tấm bảng ở vị trí dễ nhận thấy trong phòng ngủ của con.
Lập Bảng Tầm nhìn giúp con nghĩ về mục tiêu của mình.
  • Đây cũng là một tờ giấy nhắc hữu hiệu để con luôn hướng tới hành trình chinh phục mục tiêu.
  • Thường xuyên xem xét lại các ý tưởng trên bảng. Hỏi con về kế hoạch mà con có thể hiện thực hoá ước mơ của mình.
  • Nếu mục tiêu của con rất lớn, giúp con chia nhỏ ra thành từng mục tiêu cụ thể hơn. Tương đương là các bước nhỏ hơn, chi tiết hơn để thực hiện mục tiêu lâu dài đó.

Trẻ sẽ học cách đặt mục tiêu, tư duy phản biện và lên kế hoạch từ trước. Con cũng hiểu hơn rằng những gì con làm bây giờ và suốt cuộc đời thực sự có ý nghĩa. Chúng hoàn toàn có thể ảnh hưởng tích cực tới tương lai của con.

Chơi trò 3 Sao và 1 Điều ước

Đây là một trò chơi rất vui để giúp trẻ nghĩ về mục tiêu của mình.

Sau đây là cách làm:

  1. Trước hết, trẻ cần liệt kê ra 3 Sao. Đây là những việc trẻ đã làm tốt. Ví dụ: chạy nhanh, giải toán tốt, biết an ủi khi bạn buồn…
  2. Trò chuyện với trẻ về CÁCH trẻ đã làm tốt những việc trên như thế nào. Con có phải luyện tập thường xuyên không? Có dành nhiều thời gian để học không? Hay chỉ đơn giản là qua một đêm mà thuần thục được?
  3. Tiếp theo, đề nghị trẻ nghĩ tới một Điều ước. Đây chính là việc mà trẻ muốn hoặc cần hoàn thành (mục tiêu).
  4. Hỏi trẻ về NHỮNG VIỆC trẻ có thể làm để giúp biến điều ước thành hiện thực.Giải thích cho con rằng đây không phải là cơ hội. Đây là sự lựa chọn. Trẻ có thể chọn các bước đi để dẫn trẻ tới gần mục tiêu đã đề ra.
Đảm bảo bạn hoặc con bạn sẽ viết mọi điều trên ra giấy.

Nếu con đủ lớn, sẽ là ý tưởng hay nếu trẻ chăm chỉ ghi nhật ký về quá trình thực hiện điều ước và tiến bộ của mình. Giáo sư chuyên ngành tâm lý học Gail Matthews phát hiện ra rằng, viết ra mục tiêu của bạn một cách đều đặn giúp tăng 42% khả năng đạt được. Đề nghị trẻ chia sẻ hi vọng và ước mơ của mình với bạn cũng giúp tăng khả năng đạt được hơn. Theo Tiến sĩ Matthews, việc chia sẻ mục tiêu với một người bạn (hoặc cha/mẹ), người tin bạn sẽ thành công, cũng góp phần tăng khả năng đạt mục tiêu.

Đặt những câu hỏi thú vị

Đặt cho trẻ câu hỏi về việc trẻ muốn hoàn thành là yếu tố tiêu chuẩn trong quá trình đặt mục tiêu. Tuy nhiên, bạn có thể sáng tạo và biến quá trình này trở nên hấp dẫn hơn bằng những câu hỏi như:

  • Con sẽ làm gì nếu con trúng số độc đắc?
  • Ước mơ lớn nhất của con là gì?
  • Nếu con có siêu năng lực, con muốn dùng nó như thế nào?
  • Nếu con tìm thấy một vị thần và được ban cho 3 điều ước, con sẽ ước gì?

Tất nhiên, một số câu hỏi trên có thể đưa tới những câu trả lời phi thực tế. Nhưng vai trò của bạn là giúp trẻ hướng tới những mục tiêu thực tế và có thể đạt được.

Bản đồ Sở thích

  1. Trẻ lớn hơn có thể học rất nhiều điều về bản thân bằng cách chú ý tới sở thích. Trẻ thích nghệ thuật hay khoa học hay thể thao? Viết ra tất cả những gì làm trẻ hứng thú.
  2. Sau đó, xem liệu trẻ có thể nhận ra mô hình nào trong những việc trẻ thích làm không. Liệu trẻ có thích cộng tác với những người khác? Thích động vật? Thích làm một mình?
  3. Một khi sở thích của trẻ đã được sơ đồ hoá, trẻ có thể đặt mục tiêu phù hợp và khả thi.

Thang mục tiêu

Sử dụng hình ảnh trực quan về các bậc thang để dạy trẻ đặt mục tiêu. Với phương pháp này, trẻ có thể chia nhỏ mục tiêu thành các bước có thể thực hiện được.

Bạn có thể tham khảo cách đơn giản sau:

  1. Viết ra ƯỚC MƠ của mình ở đầu thang
  2. Viết ra MỤC TIÊU ĐẦU TIÊN ở bậc dưới cùng của thang. Bên cạnh đó là hành động đầu tiên hướng tới mục tiêu này.
  3. Tương tự với các mục tiêu tiếp theo theo hướng đi dần lên cao. Có thể thêm ngày tháng, hình vẽ minh hoạ hay bất cứ thứ gì tạo động lực cho trẻ!

Ví dụ, con gái bạn chọn sở thích là “bóng rổ”. Con có thể tạo ra thang mục tiêu dựa trên sở thích của mình như sau:

  • Tập bóng rổ 30 phút mỗi ngày
  • Chạy 1500m 5 ngày/tuần
  • Ghi 50 điểm mùa này
  • Thực hiện 25 cú bắt bóng lật bảng (rebound)
  • Động viên đồng đội