- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1-Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1-bài 3: Ghi số tự nhiên
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học- bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học- Luyện tập trang 14
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-bài 5: Phép cộng và phép nhân
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Luyện tập 1 + 2 (trang 17-18)
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Bài 6: Phép trừ và phép chia
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Luyện tập 1 trang 24
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Luyện tập 2 trang 25
- Giải bài tập skg toán 6 Tập 1, Phần số Học-bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- Giải bài tập SGK bài tập toán 6 Tập 1, Phần số Học-Luyện tập trang 28
- Giải bài bài tập SGK tập toán 6 Tập 1, Phần số Học-bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Luyện tập trang 36
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Giải toán 6 bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Luyện tập trang 39
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Luyện tập trang 42
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-bài 13: Ước và bội
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-bài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Luyện tập trang 47
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Luyện tập (trang 50)
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-bài 16: Ước chung và bội chung
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Luyện tập trang 53
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-bài 17: Ước chung lớn nhất
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Luyện tập 1+2 trang 56,57
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-bài 18: Bội chung nhỏ nhất
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Luyện tập 1 trang 59
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Luyện tập 2 trang 60
- Giải bài tập SGK toán 6 Tập 1, Phần số Học-Ôn tập chương 1 (trang 63-64)
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-bài 1: Làm quen với số âm
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-bài 2: Tập hợp các số nguyên
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-Luyện tập trang 73
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-Luyện tập trang 77
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-Luyện tập trang 79
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-bài 7: Phép trừ hai số nguyên
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-Luyện tập trang 82
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-bài 8: Quy tắc dấu ngoặc
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-bài 9: Quy tắc chuyển vế
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-Luyện tập trang 87
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên-bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên- Luyện tập trang 92
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên- bài 12: Tính chất của phép nhân
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên- Luyện tập trang 95
- Giải bài tập SGK toán 6 Chương II: Số Nguyên- bài 13: Bội và ước của một số nguyên
- Giải bài tập SGK toán 6 tập 1 Chương II: Số Nguyên- Ôn tập chương 2
- Số Nguyên- Ôn tập chương 2
- Số Nguyên- bài 13: Bội và ước của một số nguyên
- Giải bài tập SGK toán 6 tập 1 Phần Hình Học – Chương 1-bài 1: Điểm. Đường thẳng
- Giải bài tập SGK toán 6 tập 1 Phần Hình Học – Chương 1-bài 2: Ba điểm thẳng hàng
- Giải bài tập SGK toán 6 tập 1 Phần Hình Học – Chương 1-bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm
- Giải bài tập SGK toán 6 tập 1 Phần Hình Học – Chương 1-bài 5 : Tia
- Giải bài tập SGK toán 6 tập 1 Phần Hình Học – Chương 1-Luyện tập trang 113
- Giải bài tập SGK toán 6 tập 1 Phần Hình Học – Chương 1-bài 6: Đoạn thẳng
- Giải bài tập SGK toán 6 tập 1 Phần Hình Học – Chương 1-bài 7: Độ dài đoạn thẳng
- Giải bài tập SGK toán 6 tập 1 Phần Hình Học – Chương 1-Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB?
- Giải bài tập SGK toán 6 tập 1 Phần Hình Học – Chương 1-bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
- Giải bài tập SGK toán 6 tập 1 Phần Hình Học – Chương 1-bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng
- Giải bài tập SGK toán 6 tập 1 Phần Hình Học – Chương 1-bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng
Trả lời câu hỏi ôn tập Chương 2 Toán 6 tập 1
1. Viết tập hợp Z các số nguyên: Z = {……………}
Lời giải
Z = {……-3; -2; -1;0;1;2;3;……}
2. a) Viết số đối của số nguyên a.
b) Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương ? Số nguyên âm? Số 0?
c) Số nguyên nào bằng số đối của nó?
Lời giải
a) Số đối của số nguyên a là : – a
b) – Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương nếu a là số nguyên âm
Ví dụ : số đối của – 3 là 3 và 3 là một số nguyên dương
– Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên âm nếu a là số nguyên dương
Ví dụ: số đối của 14 là – 14 và – 14 là một số nguyên âm
– Số đối của 0 là 0
c) Số nguyên 0 bằng số đối của nó
3. a) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì ?
b) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a có thể là số nguyên dương ? Số nguyên âm ? Số 0 ?
Lời giải
a) Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a
b) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là số nguyên dương, không thể là số nguyên âm
Giá trị tuyệt đối của số nguyên 0 là 0
4. Phát biểu các quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên.
Lời giải
Quy tắc cộng hai số nguyên
– Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu – trước kết quả.
– Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0
Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Quy tắc trừ hai số nguyên
– Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.
Quy tắc nhân hai số nguyên
– Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu – trước kết quả nhận được.
– Quy tắc nhân hai số nguyên âm:
Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giả trị tuyệt đối của chúng
5. Viết dưới dạng công thức các tính chất của phép cộng, phép nhân các số nguyên.
Lời giải
– Tính chất của phép cộng:
a) Tính chất giao hoán: a + b = b + a
b) Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)
c) Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a
d) Cộng với số đối: a + (-a) = 0
– Tính chất của phép nhân:
a) Tính chất giao hoán: a.b = b.a
b) Tính chất kết hợp: (a.b).c = a.(b.c)
c) Nhân với số 1:a.1 = 1.a = a
d) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
a. (b+c) = ab + ac
Bài 107: Trên trục số cho hai điểm a, b (h.53). Hãy:
a) Xác định các điểm –a, -b trên trục số;
b) Xác định các điểm |a|, |b|, |-a|, |-b| trên trục số;
c) So sánh các số a, b, -a, -b, |a|, |b|, |-a|, |-b| với 0.
Hình 53
Lời giải:
a) Xác định các điểm –a, -b trên trục số:
b) Xác định các điểm |a|, |b|, |-a|, |-b| trên trục số:
c) So sánh các số a, b, -a, -b, |a|, |b|, |-a|, |-b| với 0:
a ở bên trái trục số => a là số nguyên âm nên a < 0.
Do đó: -a = |a| = |a| > 0.
b ở bên phải trục số => b là số nguyên dương nên b = |b| = |-b| > 0 và -b < 0.
Bài 108: Cho số nguyên a khác 0. So sánh -a với a, -a với 0.
Lời giải:
– Nếu a > 0 thì –a < 0 và –a < a.
– Nếu a < 0 thì –a > 0 và –a > a.
Bài 109: Dưới đây là tên và năm sinh của một số nhà toán học:
Sắp xếp các năm sinh trên đây theo thứ tự thời gian tăng dần.
Lời giải:
Năm sinh được sắp xếp theo thứ tự thời gian tăng dần là:
-624; -570; -287; 1441; 1596; 1777; 1850
Bài 110: Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Cho ví dụ minh họa đối với câu sai:
a) Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.
b) Tổng của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.
c) Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.
d) Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.
Lời giải:
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai. Ví dụ: (-2).(-3) = 6 > 0
d) Đúng
Bài 111: Tính các tổng sau:
a) [(-13) + (-15)] + (-8)
b) 500 – (-200) – 210 - 100
c) –(-129) + (-119) - 301 + 12
d) 777 – (-111) –(-222) + 20
Lời giải:
a) [(-13) + (-15)] + (-8)
= -28 - 8
= -36
b) 500 – (-200) – 210 - 100
= 500 + 200 – 210 - 100
= (500 + 200) - (210 + 100)
= 700 - 310
= 390
c) –(-129) + (-119) - 301 + 12
= 129 - 119 - 301 + 12
= 129 + 12 – 119 - 301
= (129 + 12) - (119 + 301)
= 141 – 420
= -279
d) 777 – (-111) – (-222) + 20
= 777 + 111 + 222 + 20
= (777 + 111 + 222) + 20
= 1110 + 20
= 1130
Bài 112: Đố vui: Bạn Điệp đã tìm được 2 số nguyên, số thứ nhất (2a) bằng hai lần số thứ hai (a) nhưng số thứ hai trừ đi 10 lại bằng số thứ nhất trừ đi 5 (tức là a – 10 = 2a – 5). Hỏi đó là hai số nào?
Lời giải:
Số thứ nhất: 2a (tức là 2.a – là bội số của a)
Số thứ hai: a
– Theo đề bài: a – 10 = 2a – 5
=> -10 + 5 = 2a – a (chuyển a từ vế trái sang vế phải, chuyển -5 từ vế phải sang vế trái)
=>-5 = a hay a = -5
Vậy số thứ nhất là: 2.(-5) = -10.
Số thứ hai là -5.
Bài 113: Đố: Hãy điền các số 1; -1; 2; -2; 3; -3 vào các ô trống ở hình vuông bên (mỗi số vào một ô) sao cho tổng ba số trên mỗi dòng, mỗi cột hoặc mỗi đường chéo đều bằng nhau.
Lời giải:
Vì điền mỗi số vào một ô nên ta có tổng 9 số ở 9 ô vuông là:
1 + (-1) + 2 + (-2) + 3 + (-3) + 4 + 5 + 0 = 9
Do đó tổng 3 số ở mỗi dòng, mỗi cột hoặc mỗi đường chéo sẽ là 3.
Từ đó:
– Với ô trống còn lại ở cột 3 điền là -2 vì: 3 – 5 – 0 = -2 (lấy tổng trừ đi hai ô còn lại).
– Với ô trống còn lại ở hàng 3 điền là -1 vì: 3 – 4 – 0 = -1
Khi đó ta được bảng:
– Với ô trống ở giữa trên đường chéo ta điền là 1 bởi vì: 3 – 4 – (-2) = 1
Làm tương tự với các ô trống còn lại ta sẽ được bảng kết quả như sau:
Bài 114: Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn:
a) -8 < x < 8 b) -6 < x < 4 c) -20 < x < 21
Lời giải:
a)
b)
c)
Bài 115: Tìm a ∈ Z, biết:
a) |a| = 5 b) |a| = 0 c) |a| = -3
d) |a| = |-5| e) -11|a| = -22
Lời giải:
a) |a| = 5 => a = 5 hay a = -5
b) |a| = 0 => a = 0
c) |a| = -3 không tìm được a nào như thế
vì |a| không thể là số âm.
d) |a| = |-5| = 5 => a = 5 hay a = -5
e) -11|a| = -22 => |a| = (-22):(-11) = 2
=> a = 2 hay a = -2
Bài 116: Tính:
a) (-4).(-5).(-6) b) (-3 + 6).(-4)
c) (-3 - 5) .(-3 + 5) d) (-5 - 13):(-6)
Lời giải:
a) (-4).(-5).(-6)
= -4.5.6 (có một số lẻ các số nguyên âm nên tích âm)
= -120
b) (-3 + 6).(-4)
= 3.(-4)
= -12
c) (-3 - 5).(-3 + 5)
= (-8).2
= -16
Bài 117: Tính:
a) (-7)3.24 b) 54.(-4)2
Lời giải:
a) (-7)3.24
= (-7).(-7).(-7).2.2.2.2 (có một số lẻ số nguyên âm nên tích là âm)
= (-343).16
= -5488
b) 54.(-4)2
= 5.5.5.5.(-4).(-4) (có một số chẵn số nguyên âm nên tích là dương)
= 25.4.25.4
= 100.100
= 10000
Tổng quát: ví dụ với (-2)n
– Nếu n chẵn thì (-2)n dương.
– Nếu n lẻ thì (-2)n âm.
Bài 118: Tìm số nguyên x, biết:
a) 2x - 35 = 15 b) 3x + 17 = 2 c) |x - 1| = 0
Lời giải:
a) 2x - 35 = 15
2x = 15 + 35 (chuyển -35 sang vế phải)
2x = 50
x = 50:2
x = 25
b) 3x + 17 = 2
3x = 2 - 17 (chuyển 17 sang vế phải)
3x = -15
x = -15:3
x = -5
c) |x - 1| = 0
x - 1 = 0
x = 0 + 1 (chuyển -1 sang vế phải)
x = 1
Bài 119: Tính bằng hai cách:
a) 15.12 – 3.5.10
b) 45 – 9.(13 + 5)
c) 29.(19 - 13) – 19.(29 - 13)
Lời giải:
a)
Cách 1:
15.12 – 3.5.10 = 180 - 150 = 30
Cách 2:
15.12 – 3.5.10 = 15.12 – 15.10
= 15.(12 - 10) = 15.2 = 30
b)
Cách 1:
45 – 9.(13 + 5) = 45 – 9.18
= 45 - 162 = -117
Cách 2:
45 – 9.(13 + 5) = 9.5 – 9.13 – 9.5
= 9.5 – 9.5 – 9.13
= -9.13 = -117
c)
Cách 1:
29.(19 - 13) – 19.(29 - 13)
= 29.6 – 19.16
= 174 – 304 = -130
Cách 2:
29.(19 - 13) – 19.(29 - 13)
= 29.19 - 29.13 - 19.29 + 19.13
= 29.19 - 29.19 - 29.13 + 19.13
= 13.(-29 + 19)
= 13.(-10) = -130
Bài 120: Cho hai tập hợp A = {3; -5; 7}; B = {-2; 4; -6; 8}.
b) Có bao nhiêu tích lớn hơn 0, bao nhiêu tích nhỏ hơn 0?
c) Có bao nhiêu tích là bội của 6?
d) Có bao nhiêu tích là ước của 20?
Lời giải:
a) A có 3 phần tử, B có 4 phần tử. Một tích ab bằng một phẩn tử của A nhân với một phần tử của B.
Vậy có tất cả 3.4 = 12 tích ab được tạo thành.
b)
Một tích có hai thừa số cùng dấu sẽ lớn hơn 0:
– A có 2 số dương, B có 2 số dương nên có 2.2 tích lớn hơn 0.
– A có 1 số âm, B có 2 số âm nên có 1.2 tích lớn hơn 0.
Vậy có 2.2 + 1.2 = 4 + 2 = 6 tích lớn hơn 0.
Một tích có hai thừa số khác dấu sẽ nhỏ hơn 0:
– A có 2 số dương, B có 2 số âm nên có 2.2 tích nhỏ hơn 0.
– A có 1 số âm, B có 2 số dương nên có 1.2 tích nhỏ hơn 0.
Vậy có 2.2 + 1.2 = 4 + 2 = 6 tích nhỏ hơn 0.
c)
Có 6 tích là bội của 6, đó là: 3.(-2); 3.4; 3.(-6); 3.8; (-5).(-6); 7.(-6).
d)
Có 2 tích là ước của 20, đó là: (-5).(-2); (-5).4.
Bảng minh họa: hàng đầu tiên biểu diễn tập B, cột đầu tiên biểu diễn tập A, chữ x là dấu nhân.
Bài 120: Cho hai tập hợp A = {3; -5; 7}; B = {-2; 4; -6; 8}.
b) Có bao nhiêu tích lớn hơn 0, bao nhiêu tích nhỏ hơn 0?
c) Có bao nhiêu tích là bội của 6?
d) Có bao nhiêu tích là ước của 20?
Lời giải:
a) A có 3 phần tử, B có 4 phần tử. Một tích ab bằng một phẩn tử của A nhân với một phần tử của B.
Vậy có tất cả 3.4 = 12 tích ab được tạo thành.
b)
Một tích có hai thừa số cùng dấu sẽ lớn hơn 0:
– A có 2 số dương, B có 2 số dương nên có 2.2 tích lớn hơn 0.
– A có 1 số âm, B có 2 số âm nên có 1.2 tích lớn hơn 0.
Vậy có 2.2 + 1.2 = 4 + 2 = 6 tích lớn hơn 0.
Một tích có hai thừa số khác dấu sẽ nhỏ hơn 0:
– A có 2 số dương, B có 2 số âm nên có 2.2 tích nhỏ hơn 0.
– A có 1 số âm, B có 2 số dương nên có 1.2 tích nhỏ hơn 0.
Vậy có 2.2 + 1.2 = 4 + 2 = 6 tích nhỏ hơn 0.
c)
Có 6 tích là bội của 6, đó là: 3.(-2); 3.4; 3.(-6); 3.8; (-5).(-6); 7.(-6).
d)
Có 2 tích là ước của 20, đó là: (-5).(-2); (-5).4.
Bảng minh họa: hàng đầu tiên biểu diễn tập B, cột đầu tiên biểu diễn tập A, chữ x là dấu nhân.