- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 1: Vị trí địa lí,địa hình và khoáng sản
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 2: Khí hậu châu Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 4: Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 6: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 7: Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 8: Tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở các nước châu Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 9: Khu vực Tây Nam Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 13: Tình hình phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 14: Đông Nam Á – đất liền và hải đảo
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 21: Con người và môi trường địa lí
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 22: Việt Nam – đất nước, con người
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 24: Vùng biển Việt Nam
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 27: Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 8 – BÀI 44: Thực hành: Tìm hiểu địa phương
Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Bài 1 trang 49 Tập bản đồ Địa Lí 8: Dựa vào lược đồ “Địa hình và khoáng sản miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ” và nội dung SGK, em hãy điềm tiếp vào chỗ chấm (…) ở bảng dưới đây nội dung phù hợp.
Khu vực | Đặc điểm địa hình |
TÂY NGUYÊN | ……………………………………………….
………………………………………………. |
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ | ……………………………………………….
………………………………………………. |
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ | ……………………………………………….
………………………………………………. |
Lời giải:
Khu vực | Đặc điểm địa hình |
TÂY NGUYÊN | Chủ yếu là cao nguyên badan, núi thấp và núi trung bình. |
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ | Chủ yếu là núi thấp và núi trung bình. Ven biển có dải đồng bằng nhỏ hẹp |
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ | Chủ yếu là đồng bằng, rộng lớn, bằng phẳng. |
Bài 2 trang 50 Tập bản đồ Địa Lí 8: Em hãy cho biết đặc điểm của chế độ nhiệt và chế độ mưa của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Lời giải:
– Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm đã tăng cao,vượt 25oC ở đồng bằng và trên 21oC ở vùng núi. Biên độ nhiệt năm cũng giảm rõ rệt, dao động trong khoảng từ 3 – 7oC.
– Chế độ mưa: không đồng nhất. Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn hán, mùa mưa đến muộn. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng.
Bài 3 trang 50 Tập bản đồ Địa Lí 8:Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học, hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa hai đồng bằng lớn ở nước ta.
Lời giải:
Đồng bằng Sông Hồng | Đồng bằng Sông Cửu Long | |
SỰ GIỐNG NHAU | – Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta
– Hình thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. – Địa hình tương đối bằng phẳng. – Đất phù sa màu mỡ. |
|
SỰ KHÁC NHAU | – 1,5 triệu ha
– Hình tam giác: đỉnh Việt Trì, hai đáy Quảng Yên và Ninh Bình – Hướng thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông – Đất phù sa không được bồi đắp thường xuyên. – Có hệ thống đê viền nên hình thành các ô trũng thấp hơn mực nước sông ngoài đê. – Vùng trung du có đất phù sa cổ bặc màu. |
– Hơn 4 triệu ha
– Hình thang – Thấp dần từ tây bắc sang đông nam. – Đất phù sa được bồi đắp hằng năm. – Nhiều vùng trũng rộng lớn bị ngập úng trong mùa lũ. – Tính chất đất phức tạp, có 3 loại đất chính: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn ven biển. |
Bài 4 trang 50 Tập bản đồ Địa Lí 8: Dựa vào lược đồ trang 49, em hãy cho biết miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có những loại khoáng sản chính nào. Phân bố ở đâu.
Lời giải:
– Bô–xít: Tây Nguyên.
– Dầu, khí: thềm lục địa Đông Nam Bộ.
– Vàng: Bồng Miêu.
– Titan: Quảng Ngãi.
– Than bùn: đồng bằng sông Cửu Long.
– Đá vôi: Kiên Giang.