- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 14: Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 18: Sinh quyên. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 19: Sự phân bố sinh vật trên Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 22: Dân số và sự gia tăng dân số
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 23: Cơ cấu dân số
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 24: Các chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 25: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 29: Địa lí ngành chăn nuôi
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 30: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 31: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 32: Thực hành: Sử dụng phương pháp Bản đồ-Biểu đồ để thể hiện sản lượng lương thực và cơ cấu sản lượng lương thực của một số nước trên thế giới
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 33: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 35: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 36: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 37: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cáu sử dụng năng lượng của thế giới
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 38: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 39: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 40: Địa lí các ngành giao thông vận tải
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 41: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào XuyÊ và kênh đào Panama
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 42: Địa lí ngành thông tin liên lạc
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 43: Địa lí ngành thương mại
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 44: Thị trường thế giới
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 45: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 46: Môi trường và sự phát triển bền vững
Bài 23: Cơ cấu dân số
Bài 1 trang 28 Tập bản đồ Địa Lí 10: Dựa vào hình 23.1 ban chuẩn hoặc hình 13.1 ban nâng cao, em hãy nhận xét theo dàn ý sau:
* Hình dạng của mỗi kiểu tháp dân số
* Mỗi kiểu tháp dân số đặc trưng cho nhóm nước nào
* Tương quan giữa các nhóm tuổi 1 – 14 (dưới độ tuổi lao động), 15 – 59 (trong độ tuổi lao động) và từ 60 tuổi trở lên (ngoài độ tuổi lao động)
Trả lời:
* Hình dạng của mỗi kiểu tháp dân số:
– Tháp 1 (kiểu mở rộng): Đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, sườn thoải.
– Tháp 2 (kiểu thu hẹp): Thân tháp phình to ở giữa, thu hẹp về 2 phía đáy và đỉnh tháp, sườn dốc.
– Tháp 3 (kiểu ổn định): Hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.
* Mỗi kiểu tháp dân số đặc trưng cho nhóm nước:
– Tháp 1: Nhóm nước kém phát triển
– Tháp 2: Nhóm nước đang phát triển
– Tháp 3: Nhóm nước phát triển
* Tương quan giữa các nhóm tuổi 1 – 14 (dưới độ tuổi lao động), 15 – 59 (trong độ tuổi lao động) và từ 60 tuổi trở lên (ngoài độ tuổi lao động)
– Tháp 1:
+ Nhóm tuổi 1 – 14 (dưới độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ cao.
+ Nhóm tuổi 15 – 59 (trong độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ trung bình
+ Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên (ngoài độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ thấp
– Tháp 2:
+ Nhóm tuổi 1 – 14 (dưới độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ trung bình
+ Nhóm tuổi 15 – 59 (trong độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ cao
+ Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên (ngoài độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ tương đối cao.
– Tháp 3:
+ Nhóm tuổi 1 – 14 (dưới độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ thấp
+ Nhóm tuổi 15 – 59 (trong độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ trung bình.
+ Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên (ngoài độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ cao
Bài 2 trang 28 Tập bản đồ Địa Lí 10: Dựa vào bảng số liệu sau, em hãy phân tích đặc trưng, những thuận lợi, khó khăn của dân số già và dân số trẻ đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.
Trả lời:
Phân tích đặc trưng, những thuận lợi, khó khăn của dân số già và dân số trẻ đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.
* Dân số trẻ:
– Đặc trưng:
+ Nhóm tuổi 1 – 14: Có tỉ lệ khá cao, chiếm trên 35% dân số.
+ Nhóm tuổi 15 – 59: Có tỉ lệ cao, chiếm trên 55% dân số.
+ Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên: Có tỉ lệ thấp, chiếm dưới 10% dân số.
– Thuận lợi: Nguồn lao động trẻ, dồi dào, được bổ sung hàng năm, có khả năng học hỏi nhanh.
– Khó khăn:
+ Gây sức ép lớn lên giáo dục, y tế và môi trường
+ Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn phổ biến.
+ Tỉ lệ phụ thuộc cao.
* Dân số già:
– Đặc trưng:
+ Nhóm tuổi 1 – 14: Có tỉ lệ trung bình, chiếm dưới 25% dân số.
+ Nhóm tuổi 15 – 59: Có tỉ lệ rất cao, chiếm trên 60% dân số.
+ Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên: Có tỉ lệ tương đối cao, chiếm trên 15% dân số.
– Khó khăn:
+ Thiếu hụt lao động cho các ngành kinh tế.
+ Chi phí lớn cho các phúc lợi xã hội (lương hưu, bảo hiểm xã hội, y tế…)
Bài 3 trang 29 Tập bản đồ Địa Lí 10: Dựa vào “Biểu đồ Kết cấu lao động theo khu vực kinh tế năm 2009 (%)”, kết hợp với kiến thức đã học, em hãy cho biết:
* Những nước có tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp cao
* Những nước có tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ cao
* Em hãy giải thích vì sao cơ cấu dân số lao động theo khu vực kinh tế lại có sự phân hóa như vậy.
Trả lời:
* Những nước có tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp cao: Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia.
* Những nước có tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ cao: Xingapo, Hoa Kì, Hàn Quốc, Nhật bản, Thụy Sỹ.
* Cơ cấu dân số lao động theo khu vực kinh tế lại có sự phân hóa như vậy vì có sự khác biệt trong trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia:
– Những nước có tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ cao là những nước có nền kinh tế phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
– Những nước có tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp cao là những nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế.