- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 14: Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 18: Sinh quyên. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 19: Sự phân bố sinh vật trên Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 22: Dân số và sự gia tăng dân số
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 23: Cơ cấu dân số
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 24: Các chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 25: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 29: Địa lí ngành chăn nuôi
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 30: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 31: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 32: Thực hành: Sử dụng phương pháp Bản đồ-Biểu đồ để thể hiện sản lượng lương thực và cơ cấu sản lượng lương thực của một số nước trên thế giới
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 33: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 35: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 36: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 37: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cáu sử dụng năng lượng của thế giới
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 38: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 39: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 40: Địa lí các ngành giao thông vận tải
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 41: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào XuyÊ và kênh đào Panama
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 42: Địa lí ngành thông tin liên lạc
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 43: Địa lí ngành thương mại
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 44: Thị trường thế giới
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 45: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 10 – BÀI 46: Môi trường và sự phát triển bền vững
Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
Bài 1 trang 19 Tập bản đồ Địa Lí 10: Dựa vào sơ đồ “Tuần hoàn của nước” trong hình 15 SGK ban chuẩn hoặc hình 19.1 SGK ban nâng cao, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
* Thủy quyển có tác động gì đối với khí quyển nói chung và với khí hậu Trái Đất nói riêng?
* Thủy quyển có tác động gì đối với thạch quyển nói chung và với địa hình bề mặt Trái Đất nói riêng?
Trả lời:
* Thủy quyển có tác động đối với khí quyển nói chung và với khí hậu Trái Đất nói riêng:
– Cung cấp hơi nước cho khí quyển để tạo mây, gây mưa.
– Điều hòa khí hậu, những nơi có sông, hồ, biển,…thì nhiệt độ ít biến động hơn.
* Thủy quyển có tác động đối với thạch quyển nói chung và với địa hình bề mặt Trái Đất nói riêng:
– Thủy quyển có tác dụng bào mòn cơ học và phong hóa hóa học đối với đá gốc, làm thay đổi cả về hình dạng lẫn tính chất của các loại đá.
– Vận chuyển các vật liệu phong hóa.
⇒ Do có tác dụng phong hóa và vận chuyển vật liệu phong hóa, thủy quyển góp phần tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất như: Địa hình caxtơ, thung lũng ở vùng núi và các đồng bằng châu thổ,…
Bài 2 trang 19 Tập bản đồ Địa Lí 10: Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông thì nhân tố nào có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất?
Trả lời:
Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông thì nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất là chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.
Bài 3 trang 19 Tập bản đồ Địa Lí 10: Ở nước ta cũng như các nơi khác trên Trái Đất mùa lũ thường đến chậm hơn mùa mưa khoảng 1 tháng. Em hãy giải thích vì sao có tình trạng đó?
Trả lời:
Ở nước ta cũng như các nơi khác trên Trái Đất mùa lũ thường đến chậm hơn mùa mưa khoảng 1 tháng vì: Trong mùa khô, mực nước ngầm bị hạ thấp. Vào đầu mùa mưa, lượng nước mưa đó bổ sung lại mực nước ngầm bị hạ thấp, được thực vật và các lớp đất đá thấm nước giữ lại. Sau khi đất đá thấm nước và thực vật không còn khả năng thấm và giữ nước nữa, khi đó, nước mưa rơi xuống sẽ dồn ra sông suối, tạo nên lũ.
Bài 4 trang 19 Tập bản đồ Địa Lí 10: Em hãy sưu tầm các tư liệu để mô tả ngắn gọn về sông Mê Công.
Trả lời:
Sông Mê Công là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.
Đây là con sông dài thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 7 tại châu Á, có lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (khoảng 475 triệu m3/năm). Theo số liệu của Ủy hội sông Mê Kông, lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km2.