Đề kiểm tra 15 phút Toán 7 Chương 3 Hình học (Phần Cddqctg – Trắc nghiệm 3)

Đề kiểm tra Học kì 2 – Năm học ….

Môn Toán 7 – Đại Số

Thời gian làm bài: 15 phút

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Tam giác nào sau đây có trọng tâm, trực tâm trùng nhau.

A. Tam giác cân

B. Tam giác đều

C. Tam giác vuông

D. Tam giác tù

Câu 2: Cho đoạn thẳng AB bằng 8cm. Trên đường trung trực của AB lấy điểm M sao cho AM bằng 6cm. Khi đó khoảng cách từ M đến AB là:

A. √12 cm      B. 10cm      C. √20 cm      D. 8cm

Câu 3: Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau: Trung tuyến của một tam giác là một đoạn thẳng:

A. Chia diện tích của tam giác thành hai phần bằng nhau

B. Vuông góc với một cạnh và đi qua trung điểm của cạnh đó

C. Là đường vuông góc với một cạnh

D. Chia đôi một góc của tam giác

Câu 4: Cho tam giác ABC có đường trung tuyến AM. Điểm G thuộc tia AM là trọng tâm của tam giác ABC. Biết AG = 10cm. Độ dài GM là:

A. 15cm      B. 5cm      C. 10cm      D. 7cm

Câu 5: Tam giác ABC có ∠A = 70o, ∠B = 30o. Các đường phân giác BD, CE cắt nhau tại I. Khi đó số đo góc (ACI) là:

A. 100o      B. 80o      C. 40o      D. 60o

Câu 6: Điểm cách đều ba đỉnh của tam giác là:

A. Giao điểm của ba đường phân giác

B. Giao điểm của ba đường trung trực

C. Giao điểm của ba đường cao

D. Giao điểm của ba đường trung tuyến

Câu 7: Cho tam giác ABC cân tại A, AB = 10cm, BC = 16cm. Độ dài đường trung tuyến AM là:

A.6cm      B. √156 cm      C. 2cm      D. 4cm

Câu 8: Cho góc xOy. Hai điểm A, B lần lượt nằm trên hai cạnh Ox, Oy. Điểm M cách đều hai cạnh của góc xOy và cách đều hai điểm A, B. Xác định vị trí điểm M

A. Điểm M là giao điểm của tia phân giác góc (xOy) và đường trung trực của AB

B. Điểm M là giao điểm của tia phân giác góc (xOy) và AB

C. Điểm M là điểm bất kì thuộc tia phân giác của góc A

D. Điểm M là điểm thuộc đường trung trực của AB

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 1.25 điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

1 2 3 4 5 6 7 8
B C A B C B A A

Câu 1: Chọn B

Câu 2: Gọi trung điểm của AB là I

Ta có tam giác AMI vuông tại I. Theo định lý Pytago ta có

IM2 = AM2 – AI2 = 62 – 42 = 20 ⇒ IM = √20 cm. Chọn C

Câu 3: Chọn A

Câu 4: Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên GM = 1/2 AG = 1/2.10 = 5cm. Chọn B

Câu 5: Ta có ∠(ACB) = 180o – 70o – 30o = 80o

Do CI là tia phân giác của góc ACB nên ∠(ACI) = 80o : 2 = 40o. Chọn C

Câu 6: Chọn B

Câu 7: Tam giác ABC cân tại A nên AM đồng thời là đường cao và M là trung điểm của BC

Khi đó ta có AM2 = AB2 – BM2 = 102 – 82 = 36 ⇒ AM = 6cm. Chọn A

Câu 8: Chọn A