Bài 1: Menđen và Di truyền học

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 1 trang 5: Hãy liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào (ví dụ: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu mắt, da,…)

Trả lời:

– Màu da: da vàng giống bố mẹ.

– Màu mắt: mắt đen giống mẹ khác bố mắt nâu.

– Hình dạng tóc: tóc xoăn giống bố khác mẹ tóc thẳng.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 1 trang 6: Quan sát hình 1.2 và nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tình trạng đem lại

Trả lời:

Giải bài tập Sinh học 9 | Trả lời câu hỏi Sinh học 9

Bài 1 (trang 7 sgk Sinh học 9) : Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học.

Lời giải:

– Đối tượng của di truyền học là: nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

– Nội dung của di truyền học nghiên cứu: cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

– Ý nghĩa của di truyền học: di truyền học đã trở thành cơ sở lí thuyết của khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đối với y học, có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại.

Bài 2 (trang 7 sgk Sinh học 9) : Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào?

Lời giải:

– Lai các cặp bố, mẹ thuần chủng khác nhau về một hay một số cặp tính trạng tương phản.

– Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở đời con cháu.

– Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.

Bài 3 (trang 7 sgk Sinh học 9) : Hãy lấy ví dụ về các tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm “cặp tính trạng tương phản”.

Lời giải:

+ Người cao – Người thấp.

+ Da trắng – Da đen.

+ Tóc thẳng – Tóc xoăn.

+ Mắt đen – Mắt nâu….

Bài 4 (trang 7 sgk Sinh học 9) : Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai.

Lời giải:

Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Vì vậy Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lại để dễ quan sát, theo dõi các hiểu hiện của từng cặp tính trạng.