Bài 50: Hệ sinh thái

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 50 trang 150: Quan sát hình 50.1 và cho biết:

– Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng.

– Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?

– Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?

– Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?

– Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điểu gì sẽ xảy ra đối với các loài động? Tại sao?

Trả lời:

– Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng:

+ Thành phần vô sinh: đất, nước, ánh sáng,…

+ Thành phần hữu sinh: nấm, động vật, thực vật,…

– Lá và cành cây mục là thức ăn của các sinh vật phân giải: vi khuẩn giun đất, nấm,…

– Cây rừng có ý nghĩa quan trọng việc cung cấp nơi ở, thức ăn, oxi,… cho động vật rừng.

– Động vật ăn thực vật, phán tán hạt phấn, thụ phấn và bón phân cho thực vật.

– Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì động vật sẽ mất nơi ở, thiếu nguồn thức ăn, khí hậu thay đổi,… dẫn đến số lượng động vật giảm.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 50 trang 152: Quan sát hình 50.2 và thực hiện các bài tập sau:

– Thức ăn của chuột là gì? Động vật nào ăn thịt chuột? Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống của chuỗi thức ăn sau:

(Thức ăn của chuột) → Chuột → (Động vật ăn thịt chuột)

– Tương tự hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống của chuỗi thức ăn sau:

…….. → Bọ ngựa → ……..

…….. → Sâu → ……..

…….. → ……. → ……..

– Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn?

– Hãy điền tiếp các từ phù hợp vào những chỗ trống trong câu sau: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là sinh vật tiêu thụ mắt xích …… vừa là sinh vật bị mắt xích …… tiêu thụ.

Trả lời:

– Thức ăn của chuột là sâu ăn lá cây. Động vật ăn thịt chuột là rắn.

Sâu ăn lá cây → Chuột → Rắn

– Sâu ăn lá cây → Bọ ngựa → Rắn

Lá cây → Sâu → Chuột

Chuột → Cầy → Đại bàng

– Mỗi loài sinh vật là một mắt xích tiêu thụ mắt xích đứng trước và bị mắt xích đứng sau tiêu thụ.

– Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 50 trang 152: Quan sát hình 50.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

– Cho biết sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào.

– Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.

Trả lời:

– Sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn:

Cây gỗ → Sâu ăn lá cây → Chuột → Rắn

Cây cỏ → Sâu ăn lá cây → Bọ ngựa Cầy → Đại bàng

Cây cỏ → Sâu ăn lá cây → Bọ ngựa Rắn

– Sắp xếp:

+ Sinh vật sản xuất: cây gỗ, cây cỏ.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu ăn lá cây, chuột, hươu.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: bọ ngựa, rắn, cầy.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 3: rắn, đại bàng, hổ.

+ Sinh vật phân giải: nấm, địa y, vi sinh vật, giun đất.

Bài 1 (trang 153 sgk Sinh học 9) :Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.

Lời giải:

Ví dụ hệ sinh thái dưới nước ở một ao, gồm có các thành phần chính

– Sinh vật sản xuất: rong, bèo, cây thủy sinh, tảo.

– Sinh vật tiêu thụ cấp 1: cá nhỏ, tôm, động vật nổi, tép, cua.

– Sinh vật tiêu thụ cấp 2: cá vừa.

– Sinh vật tiêu thụ cấp 3: cá lớn.

– Sinh vật phản giải: vi sinh vật.

Bài 2 (trang 153 sgk Sinh học 9) : Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gơi ý về thức ăn như sau:

Lời giải:

Giải bài 2 trang 153 sgk Sinh 9 | Để học tốt Sinh 9

– Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu.

– Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu.

– Rắn ăn ếch nhái, châu chấu.

– Gà ăn cây cỏ và châu chấu.

– Cáo ăn thịt gà.

– … (dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa ra thêm về quan hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).