- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 1: Menđen và Di truyền học
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 2: Lai một cặp tính trạng
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 4: Lai hai cặp tính trạng
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 6: Thực hành : Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 7: Bài tập chương I
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 8: Nhiễm sắc thể
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 9: Nguyên phân
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 10: Giảm phân
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 12: Cơ chế xác định giới tính
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 13: Di truyền liên kết
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 14: Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 15: ADN
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 16: ADN và bản chất của gen
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 18: Prôtêin
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 20: Thực hành : Quan sát và lắp mô hình ADN
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 21: Đột biến gen
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 25: Thường biến
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 26: Thực hành : Nhận biết một vài dạng đột biến
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 27: Thực hành : Quan sát thường biến
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 5 – BÀI 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 5 – BÀI 29: Bệnh và tật di truyền ở người
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 5 – BÀI 30: Di truyền học với con người
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 6 – BÀI 31: Công nghệ tế bào
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 6 – BÀI 32: Công nghệ gen
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 6 – BÀI 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 6 – BÀI 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 6 – BÀI 35: Ưu thế lai
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 6 – BÀI 36: Các phương pháp chọn lọc
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 6 – BÀI 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 6 – BÀI 38: Thực hành : Tập dượt thao tác giao phấn
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 6 – BÀI 39: Thực hành : Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 6 – BÀI 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 45-46: Thực hành : Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 47: Quần thể sinh vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 48: Quần thể người
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 49: Quần thể xã sinh vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 50: Hệ sinh thái
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 51-52: Thực hành : Hệ sinh thái
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 53: Tác động của con người đối với môi trường
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 54: Ô nhiễm môi trường
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 56-57: Thực hành : Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 61: Luật bảo vệ môi trường
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 62: Thực hành : Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 65: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 9 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)
Bài 31: Công nghệ tế bào
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 31 trang 89: Hãy trả lời các câu hỏi sau:
– Công nghệ tế bào là gì?
– Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì? Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?
Trả lời:
– Công nghệ tế bào là ngành kỹ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
– Các bước:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang đi nuôi cấy để tạo mô non (mô sẹo)
+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô non để chúng phân hóa thành các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen như dạng gốc vì đây là con đường sinh sản vô tính, cá thể mới sinh ra từ một tế bào hoặc mô của cá thể cũ, không có sự tổ hợp với tế bào khác.
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 31 trang 91: Nêu những ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Trả lời:
– Ưu điểm: phương pháp có hiệu quả tăng nhanh về số lượng cá thể, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
– Triển vọng: nhân nhanh nguồn gen quý hiếm, đối với động vật có thể tạo ra cơ quan nội tạng từ các tế bào được chuyển gen người mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan tương ứng.
Bài 1 (trang 91 sgk Sinh học 9) : Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào?
Lời giải:
– Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc.
– Công nghệ tế bào gồm hai công đoạn thiết yếu:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để tạo mô non (mô sẹo).
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô non để chúng phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Bài 2 (trang 91 sgk Sinh học 9) : Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Lời giải:
– Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm: phương pháp có hiệu quả, tăng nhanh số lượng cá thể trong một thời gian ngắn, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng.
– Triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm nhằm nhân nhanh nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng. Đối với động vật việc nhân bản vô tính để tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.