Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)

Bài C2 (trang 84 SGK Vật Lý 6): 

Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm?

Lời giải:

Ta thấy hiện tượng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm (cốc nước đá) có những giọt nước đọng lại, còn cốc đối chứng không có hiện tượng này.

 Bài C2 (trang 84 SGK Vật Lý 6):

 Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm?

Lời giải:

Ta thấy hiện tượng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm (cốc nước đá) có những giọt nước đọng lại, còn cốc đối chứng không có hiện tượng này.

 Bài C3 (trang 84 SGK Vật Lý 6): 

Các giọt đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm có thể là do nước trong cốc thấm ra không? Tại sao?

Lời giải:

Không, vì cốc thủy tinh không thể thấm nước

 Bài C4 (trang 84 SGK Vật Lý 6): 

Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do đâu mà có?

Lời giải:

Do không khí có chứa hơi nước nên lớp không khí tiếp xúc với mặt ngoài của cốc thí nghiệm bị lạnh xuống và ngưng tụ lại thành những giọt nước.

Bài C5 (trang 84 SGK Vật Lý 6):

 Vậy dự đoán của chúng ta có đúng không?

Lời giải:

Theo kết quả nhận xét từ câu 1 đến câu 4 cho ta thấy dự đoán của ta về sự ngưng tụ là quá trình ngược với sự bay hơi là đúng.

 Bài C6 (trang 84 SGK Vật Lý 6): 

Hãy nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ.

Lời giải:

– Sương (do không khí có chứa hơi nước, đêm xuống nhiệt độ hạ thấp làm hơi nước trong không khí bị lạnh ngưng tụ thành sương).

– Mưa: do những đám mây có chứa hơi nước gặp lạnh ngưng tụ lại thành mưa.