Bài 22: Nhiệt kế – Thang đo nhiệt độ

Bài C1 (trang 68 SGK Vật Lý 6):

 Có 3 bình đựng nước a, b, c cho thêm nước đá vào bình a để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào bình c để có nước ấm

  1. Nhúng ngón tay trỏ của bàn tay phải vào bình a, nhúng ngón trỏ của bàn tay trái vào bình c. Các ngón tay có cảm giác như thế nào?
  2. Sau một ít phút, rút cả hai ngón tay ra, rồi cùng nhúng ngay vào bình b. Các ngón tay có cảm giác thế nào?

Từ thí nghiệm này có thể rút ra kết luận gì?

Lời giải:

  1. Ngón tay nhúng vào bình a có cảm giác lạnh còn ngón tay nhúng vào bình c có cảm giác nóng.
  2. Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra, rồi cùng nhúng ngay vào bình b, ngón tay từ bình a sẽ có cảm giác nóng, ngón tay từ bình c có cảm giác lạnh hơn dù nước trong bình b có nhiệt độ nhất định

Nhận xét: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của 1 vật mà ta sờ hoặc tiếp xúc với nó

 Bài C2 (trang 68 SGK Vật Lý 6):

 Cho biết, thí nghiệm vẽ ở các hình (SGK) dùng để làm gì?

Lời giải:

Thí nghiệm ở các hình (SGK) dùng để xác định nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100oC và nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC.

 Bài C3 (trang 69 SGK Vật Lý 6):

 Hãy quan sát rồi so sánh các nhiệt kế ở hình (SGK) về GHĐ và ĐCNN, công dụng và điền vào bảng sau:

Loại nhiệt kế GHĐ ĐCNN Công dụng
Nhiệt kế rượu Từ … đến …    
Nhiệt kế thủy ngân Từ … đến …    
Nhiệt kế y tế Từ … đến …    

Lời giải:

Bài C4 (trang 69 SGK Vật Lý 6):

 Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì?

Lời giải:

Nhiệt kế y tế có đặc điểm chỗ gần bầu, ống quản thắt lại. Cấu tạo như vậy có tác dụng: khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể, thuỷ ngân gặp lạnh co lại bị bịt ở chỗ thắt không trở về bầu được, nhờ đó ta có thể đọc được chính xác nhiệt độ cơ thể.

Bài C5 (trang 70 SGK Vật Lý 6): 

Hãy tính xem 30oC, 37oC ứng với bao nhiêu độ F?

Lời giải:

  1. Ta có: 30oC = 0oC + 30oC

hay : 30oC = 32oF + (30.1,8oF) = 86oF

  1. Tương tự: 37oC = 0oC + 37oC

370C = 32oF + (37.1,8oF) = 98,6oF.