Bài 13: Máy cơ đơn giản

Bài C1 (trang 42 SGK Vật Lý 6):

 Từ kết quả thí nghiệm, hãy so sánh lực kéo vật lên với trọng lượng của vật

Lời giải:

Tuỳ theo thí nghiệm thu được của các em, câu trả lời có thể là lực kéo vật lên bằng (hoặc lớn hơn) trọng lượng của vật

 

Bài C2 (trang 42 SGK Vật Lý 6):

Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực (1)…. ít trọng lượng của vật.

Lời giải:

Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít (1) nhất bằng trọng lượng của vật.

 

Bài C3 (trang 42 SGK Vật Lý 6):

 Hãy nêu những khó khăn trong cách kéo này.

Lời giải:

Khó khăn trong cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng là lực kéo là ít nhất bằng trọng lượng của vật cho nên những vật có khối lượng lớn nhiều khi dùng sức người bình thường không kéo nổi vật

Bài C4 (trang 43 SGK Vật Lý 6):

 Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc (1)…hơn (nhanh/dễ dàng)

b. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là (2) … (palăng / máy cơ đơn giản).

Lời giải:

a. Máy cơ đơn giiêng, đòn bẩy, ròng giúp thực hiện công việc (1) dễ dàng hơn.

b. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là (2) máy cơ đơn giản.

 

Bài C5 (trang 43 SGK Vật Lý 6):

 Nếu khối lượng của ống bêtông là 200kg và lực kéo của mỗi người trong hình (SGK) là 400N thì những người này có kéo được ống bê tông lên không? Vì sao?

Lời giải:

– Lực kéo tổng cộng của 4 người là: 400.4 = 1600 (N).

– Trọng lượng của ống bêtông là: P = l0m = 10.200 = 2000 (N).

Ta thấy lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật (1600N < 2000N) nên 4 người không thể kéo bêtông thẳng lên được.

 

Bài C6 (trang 43 SGK Vật Lý 6):

 Tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống

Lời giải:

– Búa nhổ đinh: để nhổ đinh.

– Kềm, kéo: để cắt

– Xà beng: để bẩy những vật nặng