Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4

Ôn tập chương II (trang 186 SGK Sinh 11): Cảm ứng

1. So sánh cảm ứng ở thực vật và động vật

Giống nhau: Là sự tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích của cơ thể.

Khác nhau:

Cảm ứng ở thực vật Cảm ứng ở động vật
Cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng Chưa có Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan trả lời kích thích.
Cơ chế Hướng động và ứng động (ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương nước). Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích; hệ thần kinh phân tích tổng hợp, xử lí thông tin và quyết định hình thức phản ứng lại kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng lại kích thích.

2. Điền tên các giai đoạn của điện thế hoạt động vào các ô chữ nhật trên sơ đồ hình 48 sgk Sinh học 11 trang 186

Giải ôn tập chương 1 trang 186 sgk Sinh 11 | Để học tốt Sinh 11

3. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được

Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Hình thành trong quá trình sống thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Chủ yếu do các phản xạ không điều kiện. Chủ yếu do các phản xạ có điều kiện.

Ôn tập chương III (trang 186 – 187 SGK Sinh 11): Sinh trưởng và phát triển

1. Phân biệt sinh trưởng và phát triển:

– Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

– Phát triển là quá trình biến đổi của cơ thể; bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật

+ Giống nhau:

– Đều gồm các giai đoạn phân bào, lớn lên của tế bào, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

+ Khác nhau:

– Ở thực vật: quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra ở những nơi có tế bào phân sinh. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra suốt chu trình sống của cây.

– Ở động vật: quá trình phân hóa, biệt hóa tế bào chủ yếu xảy ra ở giai đoạn trước khi con non được sinh ra. Sau khi được sinh ra chúng chủ yếu là sinh trưởng.

3. Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật

+ Hooc môn thực vật:

– Kích thích: AIA, GA, Xitôkinin

– Ức chế: êtilen, axit abxixic

+ Hooc môn động vật:

– Động vật có xương sống: hooc môn sinh trưởng, tirôxin, testostêrôn và ơstrôgen

– Động vật không có xương sống: ecđixơn, juvenin

4. Hooc môn và ứng dụng

Giải ôn tập chương 2 trang 186, 187 sgk Sinh 11 | Để học tốt Sinh 11

5. Phân biệt sinh trưởng và phát triển qua biên thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn và không qua biến thái

Qua biến thái hoàn toàn Qua biến thái không hoàn toàn Không qua biến thái
Nhóm động vật Đa số côn trùng và lưỡng cư Một số côn trùng Đa số động vật
Đặc điểm Ấu trùng có đặc điểm cấu tạo, sinh lí và hình dạng khác hoàn toàn con trưởng thành, chúng cần qua giai đoạn trung gian để trở thành con trưởng thành. Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành. Con non sinh ra có đặc điểm cấu tạo và hình thái tương tự con trưởng thành.
Các giai đoạn phát triển của cá thể Phôi và hậu phôi Phôi và hậu phôi Phôi thai và sau sinh.
Ví dụ Bướm, ếch,… Châu chấu, cào cào, ong,… Hổ, báo, chó, mèo, người,…

 

Ôn tập chương IV (trang 187 SGK Sinh 11): Sinh sản

1. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh sản ở thực vật và động vật

Giống nhau:

– Đều có sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

– Sinh sản vô tính: đều không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể mới sinh ra dựa theo cơ chế nguyên phân.

– Sinh sản hữu tính: có quá trình hình thành giao tử, sự kết hợp của giao tử thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Khác nhau:

Sinh sản ở thực vật Sinh sản ở động vật
Hình thức sinh sản vô tính Bằng bào tử và bằng cơ quan sinh dưỡng Phân đôi, nảy chồi, trinh sinh, phân mảnh
Tạo giao tử Hạt phấn chứa giao tử đực được hình thành trong bao phấn, noãn chứa giao tử cái hình thành trong bầu. Giao tử đực được tạo thành từ cơ quan sinh dục đực, giao tử cái được tạo thành từ cơ quan sinh dục cái.
Thụ tinh tạo hợp tử Quá trình thụ tinh kép xảy ra ở thực vật có hoa. Thụ tinh trong hoặc thụ tinh ngoài
Phát triển hợp tử Phôi phát triển trong bầu Phôi phát triển trong trứng, tử cung con cái hoặc túi trước ngực của con đực (cá ngựa).

2. Kể tên các hoocmôn điều hòa sinh sản ở thực vật và động vật

+ Thực vật: florigen (hooc môn ra hoa) và phitôcrôm (cảm nhận quang chu kì).

+ Động vật: GnRH, FSH, LH, ơstrôgen, prôgestêrôn (điều hòa quá trình sinh trứng) và Gn RH, FSH, LH, testostêrôn (điều hòa quá trình sinh tinh).