- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 2: Vận chuyển các chất trong cây
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 3: Thoát hơi nước
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 7: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 8: Quang hợp ở thực vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 12: Hô hấp ở thực vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 13: Thực hành : Phát hiện diệp lục và carôtenôit
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 15: Tiêu hóa ở động vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 17: Hô hấp ở động vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 18: Tuần hoàn máu
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 20: Cân bằng nội môi
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 1 – BÀI 22: Ôn tập chương 1
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 23: Hướng động
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 24: Ứng động
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 25: Thực hành: Hướng động
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 26: Cảm ứng ở động vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 28: Điện thế nghỉ
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 30: Truyền tin qua xináp
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 31: Tập tính của động vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 2 – BÀI 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 34: Sinh trưởng ở thực vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 35: Hoocmôn thực vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 36: Phát triển ở thực vật có hoa
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 3 – BÀI 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 44: Sinh sản vô tính ở động vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 11 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG 4 – BÀI 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4
Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 4 trang 21: Từ kết quả thí nghiệm được minh họa trên hình 4.1, có thể rút ra nhận xét gì?
Lời giải:
Từ kết quả thí nghiệm được minh họa trên hình 4.1, có thể rút ra nhận xét: Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng có vai trò rất quan trọng đối với thực vật. Nếu môi trường thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng, thực vật sẽ sinh trưởng và phát triển kém.
Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 4 trang 21: Dựa theo nội dung của bảng 4, hãy khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
Lời giải:
Khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu:
* Vai trò của các nguyên tố đại lượng:
Các nguyên tố đại lượng thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào (protein, lipit, axit nucleic,…).Các nguyên tố đại lượng còn ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh như: diện tích bề mặt, độ ngậm nước, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo.
* Vai trò của các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng thường là thành phần không thể thiếu được ở hầu hết các enzim. Chúng hoạt hóa cho các enzim trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Các nguyên tố vi lượng còn liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ – kim loại (hợp chất cơ kim). Những hợp chất này có vai trò hết sức quan trọng trong các quá trình trao đổi chất. Ví dụ: Cu trong xitocrom, Fe trong EDTA, Có trong vitamin B12…
Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 4 trang 23: Dựa vào đồ thị trên hình 4.3, hãy rút ra nhận xét về liều lượng phân bón hợp lí để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt nhất mà không gây ô nhiễm môi trường.
Lời giải:
Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nên bón liều lượng phân hợp lí với từng giống và từng loài cây để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt mà không gây ô nhiễm môi trường.
Liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết sẽ không chỉ độc hại với cây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính (cấu trúc) của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi và khi bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Nếu liều lượng phân bón quá thấp thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển chậm.
Bài 1 (trang 24 SGK Sinh 11): Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng?
Lời giải:
Phân bón là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng. Tuy nhiên cần phải bón phân hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng vì:
– Trong đất cũng đã chứa đựng một phần các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Khi bón lượng phân quá lớn, cây dùng không hết sẽ trở thành lượng dư thừa trong đất. Chúng làm thay đổi tính chất của đất theo hướng bất lợi, giết chết các vi sinh vật có lợi, thấm vào nguồn nước ngầm hoặc bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước.
– Mỗi loại phân bón cần được sử dụng cho đúng loại cây trồng với hàm lượng, thời gian và thời điểm phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Lượng phân bón tồn dư trong cơ thể thực vật sẽ dễ dẫn đến tác dụng không mong muốn và có thẻ gây ngộ độc cho sinh vật sử dụng.
– Mỗi giống cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau, thời điểm bón phân phải phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, phù hợp với điều kiện thời tiết,… để cây có thể hấp thụ tốt nhất và sử dụng hiệu quả
– Bón phân hợp lí giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh tế, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Bài 2 (trang 24 SGK Sinh 11): Hãy liên hệ với thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyến hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây.
Lời giải:
Trong đất có các muối khoáng ở dạng hòa tan và không hòa tan. Rễ cây chỉ có thể hấp thụ được muối khoáng hòa tan. Các nhân tố môi trường (độ thoáng của đất, độ pH, lượng vi sinh vật, nhiệt độ,…) ảnh hưởng đến độ hòa tan của muối khoáng. Vì vậy, trong thực tế đã có rất nhiều biện pháp được sử dụng để chuyển muối khoáng về dạng hòa tan, giúp cây dễ dàng hấp thụ:
– Cày lật đất
– Phơi ải đất
– Bón vôi khử trùng đất
– Bổ sung vi sinh vật bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học
– Lên luống trồng cây, làm rãnh thoát nước
– Tưới tiêu hợp lí
– Xỉa lật đất quanh các gốc cây trồng
– Làm cỏ
– Bón phân phối hợp,…