Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 29 trang 118:

– Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, loại ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?

– Ở giai đoạn tái phân cực, loại ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?

Lời giải:

Quan sát hình 29.2 (SGK – 118) ta thấy:

– Ở giai đoạn mất phân cực và đảo cự, ion Na+ đi qua màng tế bào. Ion Na+ đi qua được màng tế bào do cổng Na+ mở và do sự chênh lệch nồng độ ion Na+ ở hai bên màng tế bào (nồng độ Na+ bên ngoài tế bào co hơn bên trong tế bào). Do ion Na+tích điện dương đi qua màng tế bào vào trong tế bào làm trung hòa điện tích âm ở mặt trong tế bào (ứng với giai đoạn mất phân cực). Do lượng ion Na+ vào trong màng quá nhiều làm cho mặt trong của màng tế bào trở nên dương hơn so với mặt ngoài âm. Như vậy màng tế bào đã đảo cực thành trong dương, ngoài âm (ứng với giai đoạn đảo cực).

– Ở giai đoạn tái phân cực ion K+ đi qua màng tế bào ra bên ngoài do cổng K+ luôn mở. Ion K+ mang điện tích dương nên nó làm cho mặt trong của màng tế bào lại trở nên âm so với mặt ngoài → Tái phân cực.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 29 trang 119:

– Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc?

– Xung thần kinh lan truyền theo các bó sợi thần kinh có bao miêlin từ vỏ não xuống đến các cơ ngón chân làm ngón chân co lại. Hãy tính thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân (cho biết chiều cao của người nào đó là 1,6m; tốc độ lan truyền là 100m/giây)

Lời giải:

– Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc vì: bao miêlin có bản chất là phôtpholipit có tính chất cách điện nên không thể khử cực và đảo cực ở vùng có bao miêlin được. Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Như vậy xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

– Thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân là: 1,6 : 100 = 16.10-3 giây.

Bài 1 (trang 120 SGK Sinh 11): Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào?

Lời giải:

– Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

– Sự hình thành điện thế hoạt động:

+ Khi ở giai đoạn điện thế nghỉ, ở mặt ngoài màng tế bào tích điện dương còn mặt trong màng tích điện âm.

+ Khi bị kích thích, cổng Na+ mở rộng nên Na+ từ bên ngoài màng di chuyển vào trong màng tế bào (quá trình Na+ đi vào gây nên mất phân cực ở hai bên màng tế bào), sau đó một khoàng thời gian ngắn, khi lượng Na+ đủ lớn sẽ làm cho bên trong màng tích điện dương và bên ngoài màng tích điện âm (giai đoạn đảo cực).

+ Cổng K+ mở rộng hơn còn cổng Na+ đóng lại, K+ đi từ trong màng tế bào ra ngoài (tái phân cực).

Bài 2 (trang 120 SGK Sinh 11): Đánh dấu X vào ô ▭ cho các ý đúng về điện thế hoạt động.

▭ A – Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.

▭ B – Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.

▭ C – Trong giai đoạn tái phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.

▭ D – Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.

Lời giải:

Đáp án: B.

Bài 3 (trang 120 SGK Sinh 11): So sánh cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin.

Lời giải:

Lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin Lan truyền trên sợi thần kinh không có bao miêlin
Cách lan truyền Nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác Liên tục từ vùng này sangvùng khác kề bên
Tốc độ lan truyền Nhanh Chậm