Lời của cây – Tác giả tác phẩm (mới 2022) – Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Tác giả – tác phẩm: Lời của cây – Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

I. Tác giả văn bản Lời của cây

Lời của cây - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

– Trần Hữu Thung (19231999)

– Quê quán: Diễn Châu, Nghệ An.

– Phong cách nghệ thuật: Thơ đối với ông, những ngày đầu cầm bút, chỉ là phương tiện công tác, ông viết để ca ngợi chiến công, phổ biến chủ trương chính sách, phản ánh đời sống người nông dân kháng chiến. Lời lẽ mộc mạc, tình cảm thật thà, phổ cập. Đúng hơn, lòng ông vui buồn cùng vận nước, tình dân.

– Tác phẩm chính: Việt Nam ly khúc (1944), thơ dài, Thăm lúa (1950), thơ Dặn con (1955), tập thơ Ngày thu ấy: Khúc ca Cách mạng tháng 8 (1957), trường ca Tôi làm ca dao (1959), tiểu luận Hai Tộ hò khoan (1961), thơ Chị Nguyễn Thị Minh Khai (1961), truyện thơ Gió Nam (1962), truyện thơ Đồng tháng Tám (1965), ….

II. Tìm hiểu tác phẩm Lời của cây

1. Thể loại: 

Lời của cây thuộc thể loại thơ bốn chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

– Tác phẩm Lời của cây in trong Những bài thơ yêu em, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn, NXB Giáo dục Việt Nam, 2004.

Lời của cây - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Lời của cây có phương thức biểu đạt là biểu cảm, tự sự, miêu tả

4. Bố cục bài Lời của cây: 

Lời của cây có bố cục gồm 2 phần:

– Phần 1: 5 khổ thơ đầu: Quá trình lớn lên của hạt mầm và tình cảm của tác giả dành cho cây

– Phần 2: Khổ thơ cuối: Cây bày tỏ mong muốn sau này sẽ góp xanh đất trời.

5. Tóm tắt văn bản Lời của cây 

Bài thơ “Lời của cây” là tình cảm mà tác giả bày tỏ về quá trình hạt mầm lớn lên thành cây cùng mong muốn cây sau này sẽ góp đất xanh trời.

6. Giá trị nội dung: 

– Qua bài thơ Lời của cây, tác giả Trần Hữu Thung đã yêu mến mà dành những từ ngữ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên để miêu tả quá trình hạt mầm lớn lên thành cây cùng mong muốn cây sau này sẽ góp đất xanh trời.

7. Giá trị nghệ thuật: 

– Thơ bốn chữ phù hợp với việc sáng tác thơ cho trẻ em do dễ đọc, dễ nhớ

– Nhân hóa

– Lời thơ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên

– Từ ngữ gợi hình, gợi cảm, đặc sắc để miêu tả quá trình lớn lên của mầm cây.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lời của cây

1. Quá trình lớn lên của hạt mầm:

– Khi đang là hạt: “cầm trong tay”, “hạt nằm”, “lặng thinh”, …

→ Hạt cây khi đang nằm trong tay tác giả vẫn chưa gieo xuống đất, chưa có sự sống nên hạt vẫn lặng thinh.

– Khi hạt nảy mầm: “nhú lên giọt sữa”, “thì thầm”, “nghe rõ”

→ Khi hạt được tác giả nâng niu, yêu thương mà gieo xuống đất, hạt giờ đây đã bắt đầu có sự sống, hạt nhú lên giọt sữa tinh khiết, khiến tác giả cảm tưởng như ghé tai vào sẽ nghe thấy rõ mầm cây đang thì thầm điều gì đó

– Hạt bắt đầu lớn lên: “Mầm tròn”, “nằm giữa”, “vỏ hạt”, “làm nôi”, “tiếng ru”, “bàn tay vỗ”, “kiêng gió”, “kiêng mưa giông”, “mở mắt”, “đón nắng hồng”,…

→ Một loạt từ ngữ gợi hình, gợi cảm: Tác giả đã liên tưởng, tưởng tượng hình ảnh hạt mầm nằm giữa và vỏ hạt làm nôi như một em bé ngoan đang nằm ngủ trong nôi, trong tiếng ru hời và bàn tay vỗ về, yêu thương của người mẹ hiền.

→ Hình ảnh nhân hóa: mầm mở mắt đón nắng hồng thật trong sáng, đáng yêu như một đứa trẻ thơ.

– Hạt thành cây: “nở vài lá bé”, “bập bẽ”

→ Hình ảnh hạt lớn lên thành cây khiến ta liên tưởng tới quá trình lớn lên của đứa trẻ con, bắt đầu bập bẹ những tiếng nói đầu tiên…

2. Tình cảm, cảm xúc và thông điệp của tác giả:

– Tác giả hẳn phải yêu và trân trọng thiên nhiên rất nhiều mới có thể viết ra những vần thơ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên và hay đến thế.

– Thông điệp: Cây cối xung quanh ta rất đáng được trân trọng, đó là một món quà mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người. Chúng ta cần trồng nhiều cây xanh, bảo vệ cây, không chặt phá rừng bừa bãi. Đây cũng chính là bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.

Học tốt bài Lời của cây

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Lời của cây Ngữ văn lớp 7 hay khác: