Ông Một – Tác giả tác phẩm (mới 2022) – Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Tác giả – tác phẩm: Ông Một – Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

I. Tác giả văn bản Ông Một

Ông Một - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

– Vũ Hùng sinh năm 1931

– Quê quán: Làng Láng, Cầu Giấy

– Cuốn sách đầu tay của Vũ Hùng là cuốn Mùa săn trên núi ra đời năm 1961.   Trong suốt sự nghiệp, ông đã viết hơn 40 cuốn sách cho thiếu nhi, trong đó nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.

–  Ông hai lần được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng: cuốn Sao Sao (1982) và cuốn Sống giữa bầy voi (1986).

Ông Một - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

II. Tìm hiểu tác phẩm Ông Một

Ông Một - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

1. Thể loại:

Ông Một thuộc thể loại truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

– Văn bản Ông Một được trích từ Phía Tây Trường Sơn, in trong tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi.

3. Phương thức biểu đạt:

Văn bản Ông Một có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm

4. Người kể chuyện:

Văn bản Ông Một được kể theo ngôi thứ ba

5. Tóm tắt văn bản Ông Một:

Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ Hưng, Sơn, Đức nghe về câu chuyện cảm động giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên buồn bã vì nhớ đề đốc, nhớ căn nhưng nó vẫn chăm chỉ giúp người quản tượng làm việc. Sau này, vì muốn con voi được tự do, người quản tượng đã thả nó về rừng. Hàng năm khi sang thu, con voi lại về làng, ông quản tượng mở tiệc đón voi. Được mười năm, ông quản tượng qua đời, khi con voi về nó rống gọi, nó buồn bã, rền rĩ bỏ đi…

6. Bố cục bài Ông Một:

Ông Một có bố cục gồm 2 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến quắp những cây gỗ mang về: Tình cảm quấn quýt, cảm động giữa người quản tượng và con voi.

– Phần 2: Còn lại: Con voi gắn bó, nhớ thương ông quản tượng.

7. Giá trị nội dung: 

– Văn bản Ông Một đã cho ta thấy tình cảm yêu thương, gắn bó nghĩa tình giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và ông quản tượng. Qua đó, văn bản đề cao tình cảm giữa con người với thế giới tự nhiên.

8. Giá trị nghệ thuật: 

– Ngôi kể thứ 3 khiến câu chuyện trở nên khách quan

– Nhân hóa khiến con voi biết buồn bã, tâm trạng như con người

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ông Một

1. Tình cảm của con voi với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng:

a. Với Đề đốc Lê Trực:

– Con voi trở nên “ủ rũ” từ ngày rời căn cứ vì: con voi nhớ căn cứ, nhớ ông Đề đốc.

– Nó vẫn làm việc chăm chỉ rồi “buồn thiu”

– Nó bỏ ăn: không đụng một “ngọn mía”, “sợi cỏ”

b. Với người quản tượng:

–  Khi con voi về làng, không thấy người quản tượng (vì ông đã mất):

+ dân làng mang mía cho ăn nhưng nó không ăn mà cứ “lồng chạy”

+ nó “rống gọi”, nó “buồn bã”, “rền rĩ bỏ đi”…

→ Con voi rất trung thành, sống tình nghĩa. Qua đó, thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa thế giới tự nhiên và con người

2. Tình cảm của người quản tượng dành cho con voi:

– Thay ông Đề đốc chăm sóc cho con voi

– Coi voi như con em mình, vỗ cho nó ăn: “hai vác mía to”, “hai thùng cháo”

– Quyết định thả voi về rừng vì muốn nó tự do

– Khi nó về làng, luôn ân cần, thiết đãi nó no nê

→ Tình cảm mà ông quản tượng dành cho voi không đơn thuần là tình cảm giữa người và vật nữa mà là tình cảm dành cho con em mình.

Học tốt bài Ông Một

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Ông Một Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Ông Một Tác giả tác phẩm (mới 2022)