Bố cục Chân, tay, tai, mắt, miệng chính xác nhất – Chân trời sáng tạo

Bố cục văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng – Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Từ đầu đến “cả bọn kéo nhau về”: Chân, Tay, Tai, Mắt so bì với lão Miệng

– Phần 2: Tiếp theo đến “họp nhau lại để bàn”: Hậu quả của việc quyết định sai.

– Phần 3: Phần còn lại: Sửa chữa lại hậu quả.

Tóm tắt Chân, tay, tai, mắt, miệng

Bố cục Chân, tay, tai, mắt, miệng chính xác nhất - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng – Mẫu 1

Chân, Tay, Tai, Mắt đều cho rằng mình phải làm việc vất vả còn lão Miệng chỉ việc ăn không ngồi rồi nên họ đã quyết định đến nhà lão Miệng và bảo lão tự lo lấy mà sống, còn họ thì không làm gì nữa. Nhưng chỉ sau mấy ngày, họ nhận ra tầm quan trọng của lão miệng và quyết định tiếp tục sống hòa thuận và thân mật, không ai tị ai cả.

Tóm tắt tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng – Mẫu 2

Truyện kể về sự so bì giữa các bộ phận trong cơ thể con người. Mắt, Chân, Tay, Tai thấy mình quanh năm “làm việc mệt nhọc còn lão Miệng thì chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”. Vì vậy, họ đồng lòng phản đối bằng cách bảo nhau không làm gì nữa để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng Miệng không được ăn thì Mắt, Chân, Tay, Tai cũng mệt mỏi, rã rời. Cuối cùng họ cũng nhận ra công việc quan trọng của Miệng là nhai thức ăn để nuôi sống cơ thể. Thế là họ đến nhà Miệng, vực Miệng dậy, kiếm thức ăn để giúp Miệng dần tình lại. Từ đó, các bộ phận cơ thể người sống hòa thuận với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

Nội dung chính Chân, tay, tai, mắt, miệng

Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Tác giả – tác phẩm: Chân, tay, tai, mắt, miệng

I. Tác giả văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng

Dân gian

II. Tìm hiểu tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng

1. Thể loại:

Chân, tay, tai, mắt, miệng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

– Văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng được in trong Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập III, Truyện cười – truyện trạng cười – truyện ngụ ngôn, năm 2007

3. Phương thức biểu đạt:

Văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng có phương thức biểu đạt là tự sự

4. Người kể chuyện:

Văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng được kể theo ngôi thứ ba

5. Tóm tắt văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng: 

– Chân, Tay, Tai, Mắt đều cho rằng mình phải làm việc vất vả còn lão Miệng chỉ việc ăn không ngồi rồi nên họ đã quyết định đến nhà lão Miệng và bảo lão tự lo lấy mà sống, còn họ thì không làm gì nữa. Nhưng chỉ sau mấy ngày, họ nhận ra tầm quan trọng của lão miệng và quyết định tiếp tục sống hòa thuận và thân mật, không ai tị ai cả.

6. Bố cục bài Chân, tay, tai, mắt, miệng: 

Chân, tay, tai, mắt, miệng có bố cục gồm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “cả bọn kéo nhau về”: Chân, Tay, Tai, Mắt so bì với lão Miệng

– Phần 2: Tiếp theo đến “ họp nhau lại để bàn” : Hậu quả của việc quyết định sai.

– Phần 3: Phần còn lại: Sửa chữa lại hậu quả.

7. Giá trị nội dung: 

– Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

8. Giá trị nghệ thuật: 

Bố cục Chân, tay, tai, mắt, miệng chính xác nhất - Chân trời sáng tạo

– Cách kể chuyện hấp dẫn, đầy ngụ ý.

– Mượn chuyện về các bộ phận cơ thể con người để đưa ra lời khuyên, bài học.

Để học tốt bài học Chân, tay, tai, mắt, miệng lớp 7 hay khác:

Bố cục Chân tay tai mắt miệng chính xác nhất