Bài 40: Dung dịch

Bài 1: Thế nào là dung dịch dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? Hãy dẫn ra những thí dụ để minh họa.

Lời giải:

a) Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

b) Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

Thí dụ: Cho dần dần và liên tục muối ăn vào cốc nước, khuấy đều, nhẹ.

Nhận xét: Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch muối ăn, vẫn có thể hòa tan thêm muối ăn.

Ở giai đoạn sau ta được dung dịch muối ăn không thể hòa tan thêm muối ăn. Ta có dung dịch muối ăn bão hòa (lọc qua giấy lọc, có những tinh thể không tan).

Bài 2: Em hãy mô tả những thí nghiệm để chứng minh rằng muốn hòa tan nhanh một chất rắn trong nước ta có thể chọn những biện pháp nghiền nhỏ chất rắn, đun nóng, khuấy dung dịch.

Lời giải:

– Cho cùng một lượng muối mỏ(tinh thể rất nhỏ) và muối hột hòa tan vào 2 cốc có cùng một thể tích nước và khuấy đều như nhau, ta nhận thấy muối mỏ tan nhanh hơn muối bột.

– Cho một khối lượng đường như nhau vào 2 cốc thủy tinh có cùng thể tích nước. Một cốc để nhiệt độ phòng, một cốc đun nóng. Ta thấy cốc đun nóng đường tan nhanh hơn cốc không đun nóng.

Bài 3: Em hãy mô tả cách tiến hành những thí nghiệm sau:

a) Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa (ở nhiệt độ phòng).

b) Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).

Lời giải:

a) Thêm nước (ở nhiệt độ phòng) vào dung dịch NaCl bão hòa được dung dịch chưa bão hòa.

b) Thêm NaCl vào dung dịch chưa bão hòa, khuấy tới khi dung dịch không hòa tan thêm được NaCl. Lọc qua giấy lọc, nước lọc là dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng.

Bài 4: Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC) 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường 3,59 gam muối ăn.

a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.

b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm).

Lời giải:

a) Hòa tan 15g đường (khối lượng đường nhỏ hơn 20g) trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường chưa bão hòa.

Hòa tan 2g muối ăn (khối lượng muối ăn nhỏ hơn 3,59g) trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thì nghiệm được dung dịch muối ăn NaCl chưa bão hòa.

b) Khuấy 25g đường vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường bão hòa còn lại 25 – 20 = 5g đường không tan dưới đáy cốc ( do 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20g đường)

Nếu khuấy 3,5g NaCl vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm thì toàn bộ lượng muối sẽ tan hết, được dung dịch NaCl chưa bão hòa.(do 10g nước hòa tan được 3,59 g muối ăn).

Bài 4: Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC) 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường 3,59 gam muối ăn.

a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.

b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm).

Lời giải:

a) Hòa tan 15g đường (khối lượng đường nhỏ hơn 20g) trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường chưa bão hòa.

Hòa tan 2g muối ăn (khối lượng muối ăn nhỏ hơn 3,59g) trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thì nghiệm được dung dịch muối ăn NaCl chưa bão hòa.

b) Khuấy 25g đường vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường bão hòa còn lại 25 – 20 = 5g đường không tan dưới đáy cốc ( do 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20g đường)

Nếu khuấy 3,5g NaCl vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm thì toàn bộ lượng muối sẽ tan hết, được dung dịch NaCl chưa bão hòa.(do 10g nước hòa tan được 3,59 g muối ăn).

Bài 6: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Dung dịch là hỗn hợp:

A. Của chất rắn trong chất lỏng.

B. Của chất khí trong chất lỏng.

C. Đồng nhất của chất rắn và dung môi.

D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.

E. Đồng nhất của các chất rắn lỏng và khí trong dung môi.

Lời giải:

Câu trả lời đúng nhất: D.