Bài 36: Nước

Bài 1: Dùng từ, cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Oxit axit, oxit bazơ, nguyên tố, hiđro, oxi, kim loại

Nước là hợp chất tạo bởi hai … là … và … Nước tác dụng với một số … ở nhiệt độ thường và một số … tạo ra bazơ; tác dụng với nhiều … tạo ra axit.

Lời giải:

Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là oxi và hiđro. Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường và một số oxit bazơ tạo nên bazơ; tác dụng với oxit axit tạo ra axit.

Bài 2: Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?

Lời giải:

Bằng phương pháp phân hủy nước bằng dòng điện hoặc tổng hợp nước (thực nghiệm) để chứng minh thành phần định tính và định lượng của nước

PTHH: 2H2O → 2H2 + O2

            2H2 + O2 → 2H2O

Bài 3: Tính thể tích khí hiđro và oxi(đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8g nước.

Lời giải:

nH2O =1,8/18 = 0,1 mol.

Phương trình phản ứng:

2H2 + O2 → 2H2O.

nO2= 0,1/2 = 0,05 mol.

VO2 = 0,05 .22,4 = 1,12l.

nH2 = nH2O = 0,1 mol.

VH2 = 0,1 .22,4 = 2,24 (l).

Bài 4: Tính khối lượng nước ở trạng thái lỏng sẽ thu được khí đốt cháy hoàn toàn 112l khí hiđro (đktc) với oxi?

Lời giải:

nH2 = 112/22,4 = 5 mol.

Phương trình phản ứng tổng hợp nước:

2H2 + O2 → 2H2O.

Theo pt: nH2O = nH2 = 5mol.

mH2O= 5.18 = 90g.

Khối lượng riêng của nước là 1g/ml thể tích nước lỏng thu được là 90ml.

Bài 5: Viết phương trình các phản ứng hóa học tao ra bazơ và axit. Làm thế nào để nhận biết được dung dịch axit và dung dịch bazơ?

Lời giải:

Phương trình các phản ứng tạo ra bazơ và axit:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

Na2O + H2O → 2NaOH.

SO3 + H2O → H2SO4.

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.

* Nhận biết dung dịch axit:

– Quỳ tím hóa đỏ.

– Tác dụng với kim loại, muối cacbonat có khí bay lên.

* Nhận biết dung dịch bazơ:

– Quỳ tím hóa xanh.

– Phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.