Soạn bài: Phó từ

I. Phó từ là gì?

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Từ in đậm Từ loại Các từ khác
Đã Đi (Động từ) Rất nhiều nơi khác
Cũng Ra (Động từ) Những câu đố oái oăm
Đương Trổ ( động từ) Hoa
Sắp Làm (Động từ) Bài tập toán
Có thể Xem Phim
Thật Đau Lòng

Câu 2 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Các từ in đậm nằm ở phần phụ trước của cụm động từ và cụm tính từ. Phó từ là hư từ, nó không có khả năng gọi tên sự vật, hiện tượng như danh, động, tính.

II. Các loại phó từ

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm

a, Phó từ “lắm” bổ sung cho tính từ “chóng”

b, Phó từ “đừng” bổ sung cho động từ “trêu”

c, Phó từ “không” và “ đã” bổ sung ý nghĩa cho động từ “trông thấy”

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian Đã, đang
Chỉ mức độ Rất, thật Lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự Vẫn, cũng
Chỉ sự phủ định Không, chẳng
Chỉ sự cầu khiến Đừng,
Chỉ kết quả và hướng ra
Chỉ khả năng

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

– Phó từ bổ sung ý nghĩa thời gian: sẽ, sắp

– Phó từ bổ sung ý nghĩa khả năng: có thể

– Phó từ bổ sung ý nghĩa tần số: Thường, thỉnh thoảng, luôn luôn…

III. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a, Phó từ “đã” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “đến”, “cởi bỏ”, “về”

Phó từ “không còn” bổ sung ý nghĩa phủ định tiếp diễn tương tự cho động từ “ngửi”

Phó từ “đương” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “trổ”

Phó từ “đều” bổ sung ý nghĩa quan hệ tiếp diễn tương tự cho tính từ “lấm tấm”

b, Phó từ “được” bổ sung quan hệ kết quả cho động từ “xâu”

Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa quan hệ thời gian cho động từ “xâu”

Bài 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Dế Mèn trông thấy chị Cốc đang mò cua bắt ốc ở bãi lầy ven sông liền cất tiếng hát véo von trêu chọc. Chị Cốc vô cùng tức giận đi lò dò về phía tổ Dế Mèn khiến Dế Mèn khiếp sợ chui tọt vào tổ. Chị Cốc vừa thấy Dế Choắt liền nghĩ rằng Dế Choắt trêu mình nên đã dùng mỏ nhọn hoắt mổ chết Dế Choắt.

– Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ “dùng”

Bài 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Nghe viết chính tả Bài học đường đời đầu tiên (từ Những gã xốc nổi đến những cử chỉ ngu dại của mình thôi