Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượng

I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng

1. Tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Đang sống hòa hợp với nhau, một ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai chợt nhận ra rằng mình làm việc quanh năm vất vả chỉ để lão Miệng hưởng thụ. Tất cả đồng tình kéo tới nhà lão Miệng thông báo “đình công”. Sau vài ngày ai cũng mệt mỏi rã rời, họ họp lại và nhận ra sai lầm của mình. Họ kéo tới nhà lão Miệng, thấy lão đang lả, mọi người tìm thức ăn cho lão ăn. Lão dần tỉnh và mọi người khỏe lại, từ đó tất cả lại chung sống hòa thuận với nhau.

– Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết dựa vào sự thật:

+ Chân tay làm lụng để miệng có cái ăn

+ Tất cả các bộ phận: chân, tay, tai, mắt, miệng đều có quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể

– Chi tiết tưởng tượng: Chân, tay, tai, mắt, miệng giống như một con người trong tập thể

2. Truyện thứ nhất: Lục súc tranh công

+ Yếu tố thực tế: Sáu con gia súc nói chuyện với nhau, chúng suy bì, kể công, kể khổ.

+ Chi tiết dựa vào sự thật: hoạt động, đặc điểm của các giống gia súc trong nhà

→ Khẳng định lợi ích riêng của mỗi giống gia súc đối với cuộc sống con người. Câu chuyện ngụ ý, con người không nên so bì với người khác, không nên cho rằng mình quan trọng hơn người khác.

– Truyện thứ hai: Giấc mơ trò truyện cùng Lang Liêu

+ Yếu tố thật: Lang Liêu là người sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy.

+ Yếu tố tưởng tượng: cuộc nói chuyện với nhân vật lịch sử

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 127 skg ngữ văn 6 tập 1)

Lập dàn ý: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.

Mở bài: Nêu hoàn cảnh: trong một giấc mơ, em mơi mình trưởng thành, sau 10 năm em quay về trường cũ trong dịp 20/11

Thân bài: Tả không khí ngày về thăm trường: bầu trời, con người, cây cối…

– Tả sự thay đổi ở trường học:

+ Tả cổng trường (có gì khác so với ngày xưa)

+ Cảnh sân trường (cây cối, sân trường…)

+ Cảnh lớp học (được xây thêm, có thêm nhiều phòng học chuyên dụng…)

+ Thầy cô giáo ngày xưa giờ già hơn, có những thầy cô đã nghỉ hưu.

– Tả cảnh còn lưu giữ: Lớp học cũ, thầy cô ngày xưa

– Cảm xúc khi về thăm trường

Kết bài: Nêu cảm nghĩ khi ngôi trường thay đổi thời gian