Soạn bài: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo)

I. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

a, Câu này thiếu chủ- vị ngữ, chỉ có thành phần trạng ngữ.

b, Câu này thiếu chủ ngữ- vị ngữ, chỉ có thành phần trạng ngữ.

II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.

Câu 1:

Phần in đậm nói về Dượng Hương Thư

Câu 2:

Câu trên sai khi đặt nhầm vị trí của vị ngữ lên đầu câu, người đọc dễ hiểu nhầm thành đặc điểm, hoạt động của chủ ngữ “ta”

– Sửa: Ta thấy Dượng Hương Thư hai hàm rằng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì chặt…

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 141 sgk ngữ văn 6 tập 2)

a, Chủ ngữ: cầu

b, Chủ ngữ: Lòng tôi

c, Chủ ngữ: tôi

Câu 2 (trang 142 sgk ngữ văn 6 tập 2)

a, Mỗi khi tan trường, tôi đạp xe thật nhanh về nhà.

b, Ngoài cánh đồng, lúa trĩu hạt uốn cong như lưỡi câu.

c, Giữa cánh đồng lúa chín, bầy chim rít rít gọi bầy.

d, Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, bọn trẻ con reo lên vui sướng.

Câu 3 (trang 142 sgk ngữ văn 6 tập 2)

a, Sai vì thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

– Sửa: Giữa hồ có một tòa tháp cổ kính đã nhuốm màu rêu phong.

b, Chỉ có trạng ngữ, thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

– Sửa: Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.

c, Chỉ có trạng ngữ, thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

– Sửa: Cầu Long Biên là nhân chứng sống nhằm ghi lại những chiến công lịch sử… chiến tranh ác liệt.

Câu 4 (trang 142 sgk ngữ văn 6 tập 2)

a, Sử dụng sai và thừa quan hệ từ “và”

– Sửa thành: Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, nó bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.

b, Phần vị ngữ được đặt sai vị trí.

– Sửa thành: Thúy vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em.

c, Thiếu chủ ngữ.

– Sửa thành: Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và em được bạn ấy cho một cây bút mới.