Soạn bài: Chữa lỗi dùng từ

I. Lặp từ

1. Từ giống nhau ở đoạn a là từ “tre”, “giữ”, “anh hùng”

Từ giống nhau ở đoạn b: “truyện dân gian”

2. Việc lặp lại từ “tre” nhằm nhấn mạnh vai trò của tre đối với đời sống lao động, sản xuất, chiến đấu và tạo nhịp điệu cho đoạn văn.

– Việc lặp lại từ ở đoạn b làm cho câu văn rườm rà, trùng lặp.

3. Chữa: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết hoang đường kì ảo nên em rất thích đọc.

II. Lẫn lộn giữa các từ gần âm

1. a, Từ không đúng: thăm quan

b, Từ không đúng: nhấp nháy

2. Nguyên nhân mắc lỗi

Người sử dụng không nắm được ngữ âm của từ.

3. Viết lại cho đúng

a, Ngày mai, chúng em sẽ đi tham quan Viện bảo tàng tỉnh.

b, Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép.

III. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 1) Lược bỏ các từ ngữ trùng lặp

a, Bỏ một từ “bạn Lan”

– Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến bạn.

b, Câu lặp ba từ “nhân vật”, cần lược bỏ

– Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy ai cũng đều thích những nhân vật trong câu chuyện này, họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

c, Từ lớn lên và trưởng thành có nghĩa tương đồng nhau, cần bỏ bớt 1 từ.

– Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.

Bài 2 (trang 69 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Từ dùng sai: “linh động” ( cách xử lí khéo léo linh hoạt nhưng vẫn dựa vào nguyên tắc

→ Sửa thành: sinh động (đầy sức sống, với nhiều vẻ khác nhau)

b, Từ dùng sai: “ bàng quang” ( bóng đái)

Sửa thành: Bàng quan (đứng ngoài cuộc, không tham gia, dính líu vào)

c, Từ dùng sai: “thủ tục” ( làm việc theo một trật tự nhất định)

Sửa thành: hủ tục (lề lối, thói quen đã lỗi thời)