- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG I – BÀI 1 THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG I – BÀI 2 HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ – NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỒNG VỊ
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG I – BÀI 3 LUYỆN TẬP: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG I – BÀI 4 CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG I – BÀI 5 CẤU HÌNH ELECTRON
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG I – BÀI 6 LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG II – BÀI 7 BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG II – BÀI 11: LUYỆN TẬP : BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG II – BÀI 8 SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG II – BÀI 10 Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG III – BÀI 12 LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG III – BÀI 13 LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG III – BÀI 14 TINH THỂ NGUYÊN TỬ VÀ TINH THỂ PHÂN TỬ
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG III – BÀI 15 HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG IV – BÀI 17 PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG III – BÀI 16 LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT HÓA HỌC
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG IV – BÀI 18 PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG IV – BÀI 19 LUYỆN TẬP: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG V – BÀI 21 KHÁI QUÁT VỀ HALOGEN
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG V – BÀI 22 CLO
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG IV – BÀI 20 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1- PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG V – BÀI 23 HIDRO CLORUA – AXIT CLOHIDRIC VÀ MUỐI CLORUA
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG V – BÀI 24 SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG V – BÀI 25 FLO – BROM – IOT
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG V – BÀI 26 LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG V – BÀI 27 BÀI THỰC HÀNH 2: TÍNH CHẤT HÓA HỌC KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG VI – BÀI 29 OXI – OZON
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG VI – BÀI 30 LƯU HUỲNH
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG V – BÀI 28 BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: TÍNH CHẤT HÍA HỌC CỦA BROM VÀ IOT
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG VI – BÀI 31: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4. TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG VI – BÀI 32 HIDRO SUNFUA – LƯU HUỲNH DIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG VI – BÀI 33 AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG VI – BÀI 34 LUYỆN TẬP : OXI VÀ LƯU HUỲNH
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG VI – BÀI 35 BÀI THỰC HÀNH SỐ 5. TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG VII – BÀI 36 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG VII – BÀI 37 BÀI THỰC HÀNH SỐ 6. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG VII – BÀI 38 CÂN BẰNG HÓA HỌC
- GIẢI BÀI TẬP HÓA 10 SÁCH GIÁO KHOA – CHƯƠNG VII – BÀI 39 LUYỆN TẬP : TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HOC
Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
Bài 1 (trang 41 SGK Hóa 10): Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử các nguyên tố nhóm A có:
A. Số electron như nhau.
B. Số lớp electron như nhau.
C. Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.
D. Cùng số electron s hay p.
Lời giải:
Chọn câu C: có số electron lớp ngoài cùng như nhau.
Bài 2 (trang 41 SGK Hóa 10): Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:
A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì ban đầu).
D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
Chọn đáp án đúng.
Lời giải:
C đúng.
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống chu kì trước vì có sự biến đổi electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố chu kì sau giống như chu kì trước khi điện tích hạt nhân tăng dần.
Bài 3 (trang 41 SGK Hóa 10): Những nguyên tố nhóm A nào là các nguyên tố s, nguyên tố p? Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s và p khác nhau thế nào?
Lời giải:
– Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA là electron s. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố s.
– Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA là các electron s và p. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố p.
– Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s là 1 và 2. Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố p là 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Bài 4 (trang 41 SGK Hóa 10): Những nguyên tố nào đứng đầu các chu kì? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có đặc điểm chung gì?
Lời giải:
Những nguyên tố kim loại kiềm đứng đầu chu kì. Từ chu kì là 1, hiđro không phải là kim loại kiềm. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có 1 electron lớp ngoài cùng.
Bài 5 (trang 41 SGK Hóa 10): Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?
Lời giải:
Những nguyên tố khí hiếm đứng cuối chu kì. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng (riêng He có 2e).
Bài 6 (trang 41 SGK Hóa 10): Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?
b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?
c) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố trên.
Lời giải:
a) Nguyên tử của nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
b) Cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.
c) Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.
Bài 7 (trang 41 SGK Hóa 10): Một nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử như sau:
1s22s22p4.
1s22s22p3.
1s22s22p63s23p1.
1s22s22p63s23p5.
a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.
b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Lời giải:
a)- 1s22s22p4: Số electron hóa trị là 6.
– 1s22s22p3 : Số electron hóa trị là 5.
– 1s22s22p63s23p1 : Số electron hóa trị là 3.
– 1s22s22p63s23p5 : Số electron hóa trị là 7.
b)- 1s22s22p4 : Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VIA.
– 1s22s22p3 : Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VA.
– 1s22s22p63s23p1 : Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm IIIA.
– 1s22s22p63s23p5 : Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm VIIA.