Soạn bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự

– Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”

– Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.

– Những đề kể việc:

+ Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

+ Ngày sinh nhật của em

+ Quê em đổi mới

– Những đề kể về người:

+ Kể về một người bạn tốt

+ Em đã lớn rồi

2. Cách làm bài văn tự sự

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

+ Kể một câu chuyện

+ Bằng lời văn của em

b, Lập ý

+ Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

+ Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

+ Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

– Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

– Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

– Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

LUYỆN TẬP

Dàn ý: Kể một câuchuyện em thích bằng lời văn của em”

Mở bài: Giới thiệu chung về câuchuyện ông lão đánh cá và con cá vàng

+ Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân vật chính

Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự

– Ông lão đánh cá ra biển 5 lần theo yêu cầu của mụ vợ:

+ Lần 1: Mụ đòi cá giúp chiếc máng lợn mới

+ Lần 2: Mụ vợ quát to hơn, đòi một cái nhà rộng

+ Lần 3, mụ vợ “máng như tát nước” vào mặt ông lão, đòi ông xin cá vàng cho mụ làm nhất phẩm phu nhân

+ Lần 4, mụ vợ “nổi trận lôi đình” đòi cá cho làm nữ hoàng

+ Lần 5, mụ đòi làm Long Vương, bắt cá hầu hạ

Kết bài: Kết thúc câu chuyện, mụ vợ trở về ngồi bên cạnh chiếc máng lợn cũ rách nát.