Soạn bài: Chỉ từ

I. Chỉ từ là gì?

1. Chỉ từ:

– Từ nọ bổ sung ý nghĩa cho từ ông vua

– Từ ấy bổ sung ý nghĩa cho từ viên quan

– Từ kia bổ sung ý nghĩa cho từ làng

2. Tác dụng

Các chỉ từ nọ, ấy, kia xác định không gian cụ thể cho sự vật được biểu thị là danh từ mà nó đi kèm.

– Nếu không có các từ “nọ, ấy, kia” thì danh từ như “ông vua”, “viên quan”, “làng”, “nhà” sẽ mơ hồ, không xác định được

3.

Các từ “ấy”, “nọ” trong câu 3 có tác dụng xác định thời gian trong không gian. Khác với các chỉ từ phía trên xác định sự vật (danh từ) trong không gian.

II. Hoạt động của chỉ từ trong câu

1. Chỉ từ trong câu đã dẫn ở phần I, đảm nhiệm chức năng xác định vị trí của sự vật trong khôn gian

2. Các chỉ từ

a, Chỉ từ: đó, giữ vai trò là chủ ngữ, diễn đạt toàn bộ nội dung của câu trước đó. (Đó ở đây có vai trò như từ liên kết trong phép thế)

b, Chỉ từ: đấy, là thành phần trạng ngữ của câu, xác định thời điểm diễn ra chuỗi hành động tiếp theo

III. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 138 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Câu Chỉ từ Ý nghĩa Chức vụ ngữ pháp
a ấy Định vị sự vật trong không gian Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ
b Đấy, đây Định vị sự vật trong không gian Làm chủ ngữ
c nay Định vị sự vật trong thời gian Làm trạng ngữ
d đó Định vị sự vật trong thời gian Làm trạng ngữ

Bài 2 (Trang 138 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Thay cụm “chân núi Sóc Sơn” bằng chỉ từ: đấy, đó…

b, Thay cụm bị lửa thiêu cháy bằng chỉ từ: đó, này…

Bài 3 (trang 138 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Các cụm từ có sử dụng chỉ từ: năm ấy, chiều hôm đó, đêm nay

– Không thể sử dụng các từ, hoặc cụm từ khác để thay thế bởi: truyện cổ tích không thể xác định chính xác thời gian diễn ra sự việc.

→ Như vậy chỉ từ có vai trò vô cùng quan trọng, nhiều khi không thể thay thế được.