Soạn bài: Tính từ và cụm tính từ

I. Đặc điểm của tính từ

1. Các tính từ

a, bé, oai

b, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi

2. Một số tính từ khác: đỏ gắt, mặn đốt, chát xít, cao cả, chần chẫn…

→ Tính từ này thường chỉ màu sắc, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

3. So sánh tính từ với động từ:

– Động từ thường có khả năng kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ, đã, sẽ, đang, cùng…

– Tính từ có hết hợp hạn chết hơn với các từ hãy, đừng, chớ

– So với tính từ khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn.

– Cả tính từ và động từ đều có khả năng làm chủ ngữ trong câu.

II. Các loại tính từ

1. Những tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá…): bé, oai

– Những từ không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ: vàng hoa, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi

2. Giải thích:

– Các từ: bé, oai là những tính từ mang tính tương đối

– Các từ: vàng hoe, vàng lịm, vàng tươi, vàng ối đều là những tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối

III. Cụm tính từ

1. Mô hình cụm tính từ

Phụ trước Trung tâm Phụ sau
Vốn đã rất Yên tĩnh
sáng vằng vằng ở trên không
Nhỏ lại

2. Những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước cụm tính từ: rất, vô cùng, vốn…

Phần phụ sau: lắm,

IV. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 155 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Các cụm tính từ:

– chần chẫn như cái đòn càn

– sun sun như con đỉa

– bè bè như cái quạt thóc

– sừng sững như cái cột đình

– tun tủn như cái chổi sể cùn

Bài 2 (trang 156 sgk ngữ văn 6 tập 1)

– Các tính từ: sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn

– Các sự vật được đem so sánh với con voi như là những sự vật quen thuộc hằng ngày nhỏ bé, tầm thường so với thực tế đồ sộ của con voi

→ Điều này tố cáo sự hiểu biết nông cạn, eo hẹp, phiến diện của các ông thầy bói.

Bài 3 (Trang 156 sgk ngữ văn 6 tập 1)

– Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến: từ gợn sóng cho tới nổi sóng dữ dội

Hình ảnh dữ dội của con sóng tăng tiến: êm ả → nổi sóng dữ dội → nổi sóng mù mịt → nổi sóng ầm ầm

– Ý nghĩa biểu tượng sóng: là thái độ, sự phản ứng của nhân dân trước sự tham lam của mụ vợ ông lão đánh cá.

Bài 4 (trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 1)

– Các cách liệt kê tính từ được sử dụng qua mỗi lần như sau:

+ Sứt mẻ → mới → sứt mẻ

+ Nát → đẹp → to lớn → nguy nga → nát

Các tính từ thể hiện sự thay đổi rõ rệt trong cuộc sống của vợ chồng ông lão đánh cá:

+ Nghèo khổ → giàu sang → nghèo khổ