Câu cá mùa thu – Tác giả tác phẩm (mới 2022) – Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Tác giả – tác phẩm: Câu cá mùa thu – Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

I. Tìm hiểu tác giả tác phẩm Câu cá mùa thu

– Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)

Câu cá mùa thu - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

– Quê quán: Ý Yến, Nam Định

– Phong cách nghệ thuật: vừa trào phúng, vừa trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng lão Trang và triết lý phương Đông

– Tác phẩm chính: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập,…

II. Tìm hiểu tác phẩm Câu cá mùa thu

1. Thể loại: Thơ Đường luật

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác khi tác giả ở ẩn ở quê nhà. Bài thơ được trích trong chùm thơ ba thơ thu của Nguyễn Khuyến.

Câu cá mùa thu - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Bố cục: 

– 2 câu đầu: không gian câu cá mùa thu

– 4 câu tiếp: cảnh thu ở đồng bằng Bắc Bộ

– 2 câu cuối: tâm trạng của nhân vật trữ tình

5. Tóm tắt:

Bài thơ  được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến ở ẩn tại quê nhà. Mùa thu câu cá với hình ảnh của làng quê Bắc Bộ khi tiết trời vào thu với cái se lạnh của gió, sự tình lặng của cảnh vật. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bèPhản ánh cuộc sống của những con người cực khổ, thuần hậu, chất phác.

6. Giá trị nội dung: 

– Miêu tả bức tranh mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ

– Thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả

7. Giá trị nghệ thuật: 

– Ngôn ngữ thơ tinh tế, trong sáng

– Sử dụng thành công biện pháp tả cảnh ngụ tình

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Câu cá mùa thu

1. Hai câu đề: khung cảnh thiên nhiên mùa thu yên bình nơi làng quê

– “ ao thu” : hình ảnh quen thuộc ở miền nông thôn

– “ chiếc thuyền câu” : con thuyền nhỏ bé, nổi trôi trên mặt nước

=> hình ảnh đối lập, đặt cái nhỏ bé lọt thỏm vào giữa cái rộng lớn gợi ra không gian yên lắng, thanh bình

* Sử dụng các tính từ miêu tả

– “ lạnh lẽo”, “ trong veo”, “ tẻo teo” : càng nhấn mạnh sự thanh sơ, dịu dàng của mùa thu miền Bắc

=> Kết hợp với cách gieo vần “eo” làm tăng sức gợi hình gợi tả làm cho khung cảnh thiên nhiên, bức tranh mùa thu trở nên đẹp đẽ và mang màu sắc riêng biệt.

2. Hai câu thực: bức tranh mùa thu ở làng quê được miêu tả ở những cảnh vật thân thuộc khác

– “ sóng biếc”: hình ảnh những con sóng nhỏ lăn tăn trên mặt ao

– “ hơi gợn tí”: bức tranh tuy động nhưng vẫn tĩnh, chuyển động nhẹ nhàng

– “ lá vàng”: hình ảnh đặc trưng của mùa thu

– “ khẽ đưa vèo”: chuyển động rất nhẹ, rất khẽ

=> Cảnh sắc mùa thu làng quê yên bình được gợi lên từ những hình ảnh bình dị nhất, mang cái hồn cốt dân dã, qua đó bộc lộ sự tinh tế sâu sắc của tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên.

3. Hai câu luận: Cảnh thu tĩnh lặng nhưng đượm buồn

* Điểm nhìn mở rộng ra theo chiều cao và chiều rộng :

– “tầng mây” , “ trời xanh ngắt”: không gian trong trẻo, thoáng đãng, bình yên

– “ lơ lửng”: phải chăng là trạng thái của tác giả, nửa thực nửa ảo

– “ ngõ trúc quanh co” : là hình ảnh thân thuộc ở vùng nong thôn Bắc Bộ

– “ khách vắng teo” : gợi ra sự yên ắng đến buồn hiu

=> Cảnh vật là những hình ảnh làng quê rất mực gần gũi tất cả tạo hòa lên một bức tranh thu tĩnh lặng, dịu mát nhưng thanh vắng đến tột cùng.

4. Hai câu kết: bức tranh thu cùng với sự xuất hiện của con người

– “ tựa gối buông cần”: hình ảnh người thi sĩ thong dong buông bỏ, hình ảnh đem lại hiệu quả cao

– hàm ý là buông bỏ  những trăn trở, lo âu, bận lòng với dân nước để hòa mình với thiên nhiên, cho tâm hồn thanh thản nhưng nào đâu có được

– “ cá đớp động dưới chân bèo”: âm thanh rất khẽ càng thêm nhấn mạnh lại lần nữa không gian tĩnh mịch

=> Hình ảnh thi sĩ với thú vui tao nhã trong không xanh đượm tình thu nhưng cũng phần nào thể hiện được tâm trạng đau buồn của Nguyễn Khuyến tình hình đất nước đau thương lúc bấy giờ.

Học tốt bài Câu cá mùa thu

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Câu cá mùa thu Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Câu cá mùa thu – Tác giả tác phẩm (mới 2022)