Tự tình – Tác giả tác phẩm (mới 2022) – Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Tác giả – tác phẩm: Tự tình – Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

I. Tác giả tác phẩm Tự tình

– Tên tuổi: Hồ Xuân Hương (1772-1822).

Tự tình - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

– Quê quán: Hà Nam

– Phong cách nghệ thuật: chủ yếu viết về đề tài phụ nữ, đậm chất văn học dân gian, trữ tình sâu lắng, được xem là “hiện tượng rất độc đáo”, là “Bà chúa Thơ Nôm”

– Tác phẩm chính: “Lương hương kí”, “Bánh trôi nước”, “Tự tình”…

II. Tìm hiểu tác phẩm Tự tình

1. Thể loại: Thơ Đường luật.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.

3. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

4. Bố cục:

– Hai câu đề: nỗi niềm buồn tủi, chờ mong khắc khoải đến tuyệt vọng

– Hai cầu thực: nhấn mạnh hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi của người phụ nữ

– Hai câu luận: nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của nhà thơ

– Hai câu kết: lời than thở quay trở lại với thực tại sầu tủi

5. Tóm tắt:

Bài thơ đã nói lên bi kịch của tuổi xuân và bi kịch của duyên phận. Xuân đi rồi xuân lại đến, thời gian của thiên nhiên cứ vậy mà tuần hoàn nhưng tuổi xuân của con người thì mãi không trở lại được nữa. Trong hoàn cảnh ấy sự nhỡ nhàng và sự dở dang của tình duyên càng làm tăng thêm sự xót xa. Khi rơi vào hoàn cảnh ấy có thể nhiều người sẽ không tránh khỏi sự tuyệt vọng, thậm chí là phó mặc và buông xuôi.

6. Giá trị nội dung: tâm trạng vừa buồn tủi vừa uất ức trước duyên phận con người. Đồng thời thể hiện sự khát khao hạnh phúc, sự phản kháng của người phụ nữ nước số phận.

7. Giá trị nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc,…

Tự tình - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tự tình

1. Hai câu đề: nỗi niềm buồn tủi, chờ mong khắc khoải đến tuyệt vọng

– “ đêm khuya”: là thời gian nửa đêm gần về sáng khi vạn vật chìm trong bóng tối tĩnh mịch.

– “ tiếng trống canh” : âm thanh dồn dập, gấp gáp, liên hồi thể hiện những bước đi mau lẹ của thời gian

– “trơ” : xuất hiện ở đầu câu diễn tả sự trơ trọi, nhấn mạnh nỗi đau, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, cốt cách cứng cỏi, dám đương dầu với những bất công ngang trái.

– “cái  hồng nhan” : hình ảnh người con gái đẹp nhưng bị rẻ rúng khing thường đối lập với “ nước non” là hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ

=> Cho thấy thân phận, bi kịch  của người phụ nữ trong xã hội đương thời; càng làm tăng thêm sự lẻ loi, cô độc của con người trước thiên nhiên bao lao

=> Với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, hình ảnh đối lập đã thể hiện sự cô đơn, chán chường, bất an trong lòng của người phụ nữ nhưng cũng làm toát lên cốt cách kiêu hãnh, hiên ngang đối đầu trước những bất công ngang trái.

2. Hai câu thực: càng khắc sâu hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi của người phụ nữ

– “chén rươụ hương đưa say lại tỉnh” : một vòng luẩn quẩn,  mượn rượu để giải sầu, để quên đi sự đời nhưng ngặt một nỗi càng uống lại càng không thể quên được

– “vầng trăng bóng xế” :vầng trăng đã sắp tàn; ngụ ý thanh xuân của người con gái sắp trôi qua

– “ khuyết chưa tròn” :hàm ý nhân duyên chưa trọn vẹn, hành phúc chưa được viên mãn

=> Nghệ thuật đối càng tô đậm nỗi sầu đơn lẻ, sự chơi vơi,  khao khát thoát khỏi thực tại để mong cầu hạnh phúc tròn đầy mà thực tại đang bị lỡ dở.

3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của nhà thơ

* Các hình ảnh ẩn dụ

– “rêu từng đám”: thể hiện sự thấp bé, yếu mềm

– “ đá mấy hòn” : sự lẻ loi, ít ỏi

=> Ẩn dụ cho thân kiếp phải chịu cảnh lẽ mọn, đơn độc của chủ thể trữ tình.

– Một loạt động từ mạnh:

“ xiên ngang mặt đất”, “ đâm toạc chân mây”: cá tính mạnh mẽ, táo bạo

=> KL: Đảo ngữ ( đảo động từ lên đầu câu) tâm trạng bị dồn nén, bức bối muốn đập phá, muốn làm loạn, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường.

4. Hai câu kết: lời than thở quay trở lại với thực tại sầu tủi

* Sử dụng một loạt các động từ

– “ngán”, “lại”, “đi”: sự bế tắc đến ngao ngán không có lối thoát

– “san sẻ”: sự chia sẻ tình cảm, hạnh phúc lứa đôi của thân kiếp lẽ mọn

– “xuân” : là một mùa trong năm ý chỉ thời gian và đời người cứ thế trôi lăn theo quy luật của tạo hóa

– “mảnh tình” vốn đã nhỏ nhoi, vụn vỡ, chắp vá

– “con con”: ít lại càng thêm ít hơn -> sự chua xót

KL: Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ

 

Học tốt bài Tự tình

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Tự tình Ngữ văn lớp 10 hay khác: