Soạn bài Nội dung và cách học của sách Ngữ văn 10 – Cánh diều

Soạn bài Nội dung và cách học của sách Ngữ văn 10

Soạn bài Nội dung và cách học của sách Ngữ văn 10 - Cánh diều

Soạn bài: Nội dung và cách học của sách Ngữ văn 10 – Cô Huỳnh Phượng (Giáo viên VietJack)

Câu 1 trang 9 SGK Ngữ văn 10 tập 1- Cánh diều: Sách Ngữ văn 10 hướng dẫn đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại nào? Thể loại truyện nào mới so với sách Ngữ văn Trung học cơ sở? Cần chú ý gì khi đọc hiểu các văn bản văn học?

Trả lời:

– Sách Ngữ văn 10 hướng dẫn đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại:

+ Văn bản Truyện

+ Văn bản Thơ

+ Văn bản Chèo, tuồng

+ Văn bản nghị luận

+ Văn bản thông tin

– Thể loại truyện mới so với sách Ngữ văn Trung học cơ sở: Thần thoại, sử thi, tiểu thuyết chương hồi.

– Cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản văn học:

+ Văn bản truyện: ngoài việc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm, cần biết cách đọc văn bản gắn với đặc điểm mỗi thể loại cụ thể.

+ Văn bản Thơ: mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, đặc điểm của mỗi thể thơ.

+ Văn bản Chèo, tuồng: hiểu nội dung cụ thể, chú ý ngôn ngữ và cách thức trình bày.

Câu 2 trang 9 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận và Đọc hiểu văn bản thông tin nêu lên những nội dung nào?

Trả lời: 

Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận và Đọc hiểu văn bản thông tin gồm 2 nội dung chính là những văn bản thuộc thể loại đó và những lưu ý khi đọc. Cụ thể:

Đọc hiểu văn bản nghị luận Nghị luận xã hội: Bản sắc là hành trang, Đừng gây tổn thương, Khi ta thay đổi, thế giới đã thay đổi ta.

Nghị luận văn học: Gió thanh lay động cành cô trúc, Phân tích bài thơ Thu vịnh, “Phép màu” kì diệu của văn học.

Cần chú ý đề tài, ý nghĩa vấn đề, cách tác giả nêu ý nghĩa, sử dụng lí lẽ, bằng chứng cụ thể để thuyết phục.
Đọc hiểu văn bản thông tin Thăng long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam, Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, Lễ hội Ok Om Bok, … Chú ý cách triển khai thông tin bằng nhiều hình thức, cách trình bày văn bản có sử dụng kết hợp các kênh chữ với kênh hình, nhận biết được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin.

Câu 3 trang 9 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Bài Thơ văn Nguyễn Trãi học những thể loại và tác phẩm nào? Nêu những đặc điểm lưu ý khi học về tác giả Nguyễn Trãi.

Trả lời:

– Bài Thơ văn Nguyễn Trãi học những thể loại và tác phẩm: Đại cáo bình Ngô, bài thơ Nôm Gương báu khuyên răn và Thư dụ Vương Thông lần nữa.

– Khi đọc thơ văn Nguyễn Trãi, ngoài việc chú ý các yêu cầu đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại, thơ Nôm Đường luật, cần biết vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Trãi để hiểu sâu hơn tác phẩm của ông.

Câu 4 trang 9 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Khi học phần Thực hành tiếng Việt, cần lưu ý những gì?

Trả lời:

– Khi làm bài tập trong phần này, cần dựa vào những lưu ý về đơn vị kiến thức tiếng Việt ấy trong phần Kiến thức ngữ văn nêu ở đầu mỗi bài học để có hướng làm bài và hệ thống lại những hiểu biết của mình sau khi làm bài tập.

– Thực hành vận dụng kiến thức tiếng Việt trong các tiết đọc hiểu, viết, nói và nghe cũng như trong tiết học các môn học khác, trong sinh hoạt và giao tiếp với nhiều hình thức khác nhau.

Câu 5 trang 9 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Nêu những nội dung và yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết trong sách Ngữ văn 10.

Trả lời

Kiểu văn bản Yêu cầu
Nghị luận – Viết được văn bản bàn luận về một vấn đề xã hội trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm, có cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các bằng chứng thuyết phục.

– Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng

– Viết được bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

– Viết được bài luận về bản thân.

Thuyết minh Viết được báo cần kết quả nghiên cứu về một vấn đề, cổ sử dụng trích dẫn, cuộc chủ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
Nhật dụng Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng

Câu 6 trang 9 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Những nội dung và yêu cầu cần chú ý của việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe là gì?

Trả lời:

Kĩ năng Yêu cầu
Nói – Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội, cổ sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

– Trình bày được báo cáo về một kết quả nghiên cứu hay hoạt động trải nghiệm.

– Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân).

Nghe – Nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói. – Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình,
Nói nghe tương tác Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau, đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó, tôn trọng người đối thoại.