Tóm tắt Thị Mầu lên chùa hay, ngắn nhất – Cánh diều

Tóm tắt Thị Mầu lên chùa – Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Tóm tắt tác phẩm Thị Mầu lên chùa

Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.

Tóm tắt Thị Mầu lên chùa hay, ngắn nhất - Cánh diều

Bố cục Thị Mầu lên chùa

– Phần 1: từ đầu đến “có ai như mày không”: Thị Mầu khi đi lên chùa

– Phần 2: Còn lại: Nhân vật Tiểu Kính

Nội dung chính Thị Mầu lên chùa

Đoạn trích thuật lại sự việc Thị Mầu lên chùa để tán tình, trêu đùa với Tiểu Kính với thái độ trơ trẽn điệu bộ lẳng lơ. Tuy nhiên Tiểu Kính vẫn liêm chính, không quan tâm và giữ khoảng cách với Thị Mầu.

Tác giả – tác phẩm: Thị Mầu lên chùa

I. Tìm hiểu tác phẩm Thị Mầu lên chùa

1. Thể loại: Chèo

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

– Trích trong vở chèo “ Quan Âm Thị Kính”

Tóm tắt Thị Mầu lên chùa hay, ngắn nhất - Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt : tự sự

4. Tóm tắt: 

Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.

5. Bố cục: 

Phần 1: từ đầu đến “ có ai như mày không”: Thị Màu khi đi lên chùa

Phần 2: Còn lại: Nhân vật Tiểu Kính

6. Giá trị nội dung: 

– Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lý trí bị lu mờ.

– Phê phán, hơn nữa, bóc trần cái đạo đức giả của đạo đức quan phong kiến.

7. Giá trị nghệ thuật: 

– Xây dựng tuyến nhân vật đặc sắc với những tình huống rất đắt giá làm toát lên tính cách nổi bật của nhân vật

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thị Mầu lên chùa

1. Hình ảnh Thị Mầu khi đến chùa 

– “Mầu tôi lên chùa từ mười ba

Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba

Thấy sư mười bốn, vãi già mười năm”

– Người ta lên chùa vào mười tư, rằm; còn Thị Mầu lên chùa mười ba.

=> Thị Màu khác với người thường

=> Ý thơ thể hiện sự ve vãn, đùa cợt với Phật tử ở chùa

– Hành động của Thị Mầu: xông ra nắm tay chú tiểu và trêu ghẹo

=> Lẳng lơ, không đoan chính

– Sự ve vãn không có kết quả, Thị Mầu chuyển qua lời ca trong điệu hát không còn ngọt ngào với chú tiểu

– “Người đâu ở chùa này

Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

Ấy mấy thầy tiểu ơ”

=> Thể hiện rõ ý định của tán tỉnh, lả lơi, không quan tâm đến việc vào lễ Phật, khát khao yêu đương của Thị Mầu.

– “Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua”

=> Người phụ nữ  trong thời kì thai nghén, người đời gọi là gái rở, thường thèm của chua

– “Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!

Chưa chồng đây nhá”

=> Cố tình nhấn mạnh tình trạng vẫn còn độc thân, trong trắng của mình

– “Trúc xinh trúc mọc sân đình

Em xinh em đứng một mình chẳng xinh.”

=> Ở trong câu ca dao người phụ nữ đứng một mình, dù đứng ở đâu, góc độ nào vẫn xinh;

=> Thị Mầu thì nó được biến tấu đi, nhằm ghẹo chú tiểu, ẩn ý người phụ nữ xinh đẹp cần phải có đôi có cặp mới xinh, còn đứng một mình sẽ không xinh.

– “Thầy tiểu ơi”

=>  Lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu.

2. Nhân vật chú tiểu

– Trước những lời vẽ vãn, khiêu gợi của Thị Mầu

+ Giữ khoảng cách, tìm cách từ chối, lẩn tránh

+ Lúc nào cũng tụng kinh “Niệm Nam mô A Di Đà Phật!”

=> Đường hoàng, ngay thẳng

Để học tốt bài học Thị Mầu lên chùa lớp 10 hay khác:

Tóm tắt Thị Mầu lên chùa hay ngắn nhất Cánh diều

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác: