Ra-ma buộc tội – Tác giả tác phẩm (mới 2022) – Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Tác giả – tác phẩm: Ra-ma buộc tội – Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

I. Tìm hiểu tác phẩm Ra-ma buộc tội

1. Thể loại: Sử thi

2.Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Thuộc khúc ca thứ 6, chương 79 trích sử thi Ramayana Ấn Độ

Ra-ma buộc tội - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ 3

5. Tóm tắt:

Rama là hoàng tử của vua Daxaratha. Khi chuẩn bị lên ngôi vua thì Rama bị thứ phi Kakei nhắc đến một ân huệ cũ. Lúc này, nhà vua buộc phải đẩy Rama vào rừng 14 năm. Xi ta là vợ của Rama đã đồng ý đi theo chàng. Khi thời gian đầy ải sắp kết thúc, Xita bị quỷ bắt cóc. Để bảo vệ vợ, Rama đã chiến đấu anh dũng để cứu Xita. Thế nhưng khi cứu được nàng, Rama lại nghi ngờ danh tiết của Xita để đến mức Xita phải bước lên dàn hỏa thiêu để tự vẫn. Sau cùng, với sự trợ giúp của thần lửa, Xita quay về bên Rama và sống hạnh phúc.

6. Bố cục:

– Phần 1 (Từ đầu …. được lâu): Hoàn cảnh của Rama và lửa lòng cả Rama

– Phần 2 (Còn lại): Thái độ và hành động của Xita để tự minh oan cho mình

7. Giá trị nội dung:

– Tình huống gay cấn, ngặt nghèo buộc nhân vật bộc lộ tình cách của bản thân

– Ca ngợi Xita với vai trò một người vợ trong trắng, tiết hành.

8. Giá trị nghệ thuật: 

– Xây dựng nhân vật lý tưởng về cả ngoại hình và tâm lý

– Ngôn ngữ kịch tính

– Sử dụng hàng loạt các điển tích, điển cổ

Ra-ma buộc tội - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ra-ma buộc tội

1. Hoàn cảnh tái hợp của Rama và Xita

– Xi-ta vừa được Ra-ma giải cứu khỏi tay quỷ vương Ra-va-na.

– Cuộc tái hợp của hai vợ chồng không phải ở không gian riêng tư mà trong không gian cộng đồng với sự chứng kiến của rất nhiều người.

– Ra – ma là:

+ Một quốc vương với bổn phận cai trị vương quốc mẫu mực

+ Một người chồng hết lòng quan tâm nhớ thương vợ.

=> Ra-ma trong vai trò của một quan tòa buộc phải kết tội Xi-ta. Lời buộc tội có sự chi phối lớn bởi hoàn cảnh.

– Bởi vì trong Ra-ma luôn tồn tại mối nghi ngờ vì Xi-ta đã bị quỷ vương bắt đi một thời gian, liệu nàng có chung chạ chăn gối với hắn ta không là điều không ai biết

– Xi-ta chưa kịp vui mừng, hạnh phúc vì được giải thoát, đã bị chính người chồng đem ra kết tội, sỉ nhục

=> Xi-ta buộc phải minh chứng cho danh dự và sự trinh bạch của mình.

=> Hoàn cảnh tái hợp đặc biệt ấy chính là điều kiện để Ra-ma và Xi-ta bộc lộ phẩm chất.

2. Lời buộc tội của Ra-ma

– Trước khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu:

+ Xưng hô: ta – phu nhân, cách xưng hô trịnh trọng nhưng lạnh lùng xa cách.

+ Nhấn mạnh mục đích chiến đấu “ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta…”, không phải vì Xi-ta mà vì danh dự, phẩm giá.

+ Bộc lộ nghi ngờ, ghen tuông về trinh tiết của Xi-ta: “nàng đã lưu lại lâu trong nhà kẻ xa lạ,…”.

+ Lăng nhục Xi-ta, không nhận vợ và đuổi nàng đi “ta không cần đến nàng nữa…”.

=>Những lời nói rất lạnh lùng, tàn nhẫn với những chỉ thị oai nghiêm chứng tỏ lòng ghen tuông đẩy đến cao độ.

=> Ra-ma tuy là một vị thần nhưng vẫn có lúc yêu lúc ghen, lúc cương quyết lúc mềm yếu.

– Khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu:

+ Kiên quyết không nói một lời, ngồi câm lặng “mắt dán xuống đất”

+ Ra-ma tê dại “nom chàng khủng khiếp như thần chết”.

=> Một tâm lý phức tạp với nhiều cung bậc giằng xé trong con người Ra-ma:

Anh hùng (cao thượng) >< Con người (mềm yếu)

=> Hoàn cảnh ngặt nghèo buộc Ra-ma phải lựa chọn danh dự của bản thân và gia tộc

=> Đó là một hình mẫu lý tưởng của người anh hùng thời xưa.

=> Mặc dù rất yêu vợ nhưng Ra-ma bị đặt trong tình thế của một bậc quân vương mẫu mực và đứng trong không gian của cộng đồng lời buộc tội càng trở nên gay gắt.

3. Lời đáp và hành động của Xi-ta

– Phản ứng trước những lời buộc tội của Rama

+ Mở tròn xoe đôi mắt đẫm lệ,

+ Đau đớn đến nghẹt thở như một dây leo bị vòi voi quật nát, muốn chôn vùi cả hình hài lẫn thân xác.

+ Nước mắt đổ ra như suối, giọng nói nghẹn ngào nức nở

=> Phản ứng của Xi-ta từ ngạc nhiên đến sững sờ, bàng hoàng đến đau đớn tột độ

– Lời đáp của Xi-ta.

+ Chỉ trích lời nói của Ra-ma, xem đó là lời lẽ của kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn.

+ Nêu ra những bằng chứng chứng minh cho sự thủy chung: Khỉ Ha-nu-man có thể làm chứng cho nàng, nguồn gốc xuất thân cao quý không cho phép nàng làm điều ô uế

+ Lấy tư cách của mình ra để thề: “hãy tin vào danh dự của thiếp”

+ Khẳng định tình yêu dành cho Ra-ma: “trái tim thiếp thuộc về chàng”.

=> Lời nói của Xi-ta vừa có tình vừa có lí, thể hiện nàng là một người phụ nữ lí trí, thông minh, đức hạnh và chung thủy.

– Hành động tự thiêu của Xi-ta

+ Xi-ta đi quanh Ra-ma, cúi lậy chư thần, đấng Bra-ma, cầu xin sự chứng giám của thần Lửa A-nhi

+ Nàng dũng cảm chấp nhận cái chết để chứng minh cho sự chung thủy, cho tình yêu, cho phẩm hạnh của mình.

+ Thái độ của người xung quanh: ai nấy đều đau lòng đứt ruột, các phụ nữ kêu khóc thảm thương,..thể hiện lòng thương cảm, sự tin tưởng.

+ Xi-ta nhảy vào lửa nhưng không chết bởi nàng được thần linh che chở và chứng giám cho sự chung thủy.

+ Thần lửa A- nhi đã xuất hiện mà chứng minh sự trong sạch của Xi-ta trước tất cả dân chúng, quần thần, bạn hữu.

+ Nhờ vậy mà Ra- ma hiểu được tấm lòng và sự thủy chung của vợ, hai người đã được đoàn tụ

=> Xi-ta là mẫu phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ yêu chồng, thủy chung, nhẫn nại, chịu đựng, dũng cảm, vị tha.

 

Học tốt bài Ra-ma buộc tội

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Ra-ma buộc tội Ngữ văn lớp 10 hay khác: