Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 13 trang 43: Để một cây có cành lên bàn, quan sát, đối chiếu với H13.1 hãy xác định:

– Thân mang những bộ phận nào?

– Những điểm giống nhau giữa thân và cành?

– Vị trí chồi ngọn trên thân, cành?

– Vị trí chồi nách?

– Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?

Xem hình H.13.2 và trả lời câu hỏi:

– Tìm sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chồi lá?

– Chồi hoa, chồi lá sẽ phát triển thành các bộ phận nào của cây?

Lời giải:

– Những bộ phận của thân: Chồi ngọn, chồi nách, thân chính, cành.

– Thân và cành đều có chồi ngọn, có lá, lá có chồi nách.

– Chồi ngọn nằm ở đầu thân và đầu cành.

– Chồi nách nằm ở dọc thân và cành, nằm ở kẽ lá.

– Chồi ngọn giúp thân cây dài ra

– Trong hình H.13.2 giữa chồi hoa và chồi lá

+ Giống nhau: đều được bao bọc bên ngoài bằng chồi lá

+ Khác nhau: trong chồi lá có mô phân sinh ngọn sẽ phát triển thành cành mang lá, còn chồi hoa có mầm hoa sẽ phát triển thành hoa.

– Chồi hoa sẽ phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa, chồi lá sẽ phát triển thành cành mang lá.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 13 trang 45: Hãy hoàn thành bảng dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô thích hợp, ghi thêm các cây mà em quan sát được

Lời giải:

STT Tên cây Thân đứng Thân leo Thân bò
Thân gỗ Thân cột Thân cỏ Thân quấn Tua quấn
1 Cây đậu ván X
2 Cây nhãn X
3 Cây rau má X
4 Cây dừa X
5 Cây mướp X

Bài 1 (trang 45 sgk Sinh học 6):Thân cây gồm những bộ phận nào?

Lời giải:

Thân cây gồm các bộ phận sau: Thân chính, cành , chồi ngọn và chồi nách.

Bài 2 (trang 45 sgk Sinh học 6): Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?

Lời giải:

– Chồi hoa: hình trứng tròn; không có mô phân sinh ngọn, có mầm hoa và mầm lá; phát triển thành cành mang hoa.

– Chồi lá: hình trứng dài; có mô phân sinh ngọn, chỉ có mầm lá; phát triển thành cành mang lá.

Bài 3 (trang 45 sgk Sinh học 6): Có mấy loại thân? kể tên một số loại cây có những loại thân đó?

Lời giải:

Tùy theo cách mọc của thân mà chia thân làm 3 loại:

– Thân đứng:

+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành. Ví dụ: cây bàng, cây xà cừ, cây phượng vĩ, cây bằng lăng, cây hoa hồng, cây trúc đào, cây xoài, cây bưởi,…

+ Thân cột: cứng, cao, không cành. Ví dụ: cây cau, cây dừa, cây vạn tuế, cây cọ gai, cây cọ dừa, …

+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. Ví dụ: cây rau cải, cây cỏ mần trầu, cây cỏ lộc vừng, cây lúa, cây ngô, …

– Thân leo: mềm, yếu, bám vào giá thể để leo lên. Ví dụ: leo bằng bằng thân quấn (đậu cô ve, cây bìm bìm, cây bí đao, cây bầu, cây mồng tơi …) ; leo bằng tua cuốn (cây mướp, cây đậu hà lan, cây mướp đắng, …)

– Thân bò: mếm yếu, bò lan sát đất. ví dụ: cây rau má, cây cỏ bợ, cây bí ngô , cây dưa hấu,…