Soạn bài: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

Câu 1:

– Truyện “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt, khi anh bị thương trong trận chiến, nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại, trong tư thế nửa tỉnh nửa mê.

– Cách trần thuật như vậy khiến truyện được kết cấu theo diễn biến của trí nhớ và ý thức, cảm xúc của nhân vật cứ lúc bị đứt ra rồi lại nối lại qua những lần ngất đi rồi tỉnh lại ấy.

+ Tạo nên nét mới trong việc thuật lại câu chuyện, tạo nên tính hấp dẫn hơn dưới ngôn ngữ, con mắt của chính nhân vật trong truyện.

+ Tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét, độc đáo.

+ Tình tiết của câu chuyện không chịu gò bó theo một trình tự thời gian, không gian nhất định, mà được xáo trộn linh hoạt. Nhà văn đi sâu được vào thế giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt truyện.

Ở đây qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt, hình ảnh của các nhân vật- các thành viên trong gia đình: ba, má, chị Chiến, chú Năm được lần lượt giới thiệu hiện rõ dần đồng thời bản thân Việt – người kể chuyện cũng bộc lộ ngày càng đầy đủ tư cách, tính cách, cảm xúc tình cảm của chính mình.

Câu 2: Truyền thống của những người trong gia đình hai chị em Việt – Chiến là tình yêu thương máu mủ ruột già, yêu nước mãnh liệt căm thù giặc sâu sắc.

– Chú Năm: đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong câu hò, trong cuốn sổ …).

– Má Việt: cũng là hiện thân của truyền thống ấn tượng sâu đậm nhất ở người phụ nữ này là khả năng ghìm nén đau thương để sống và duy trì sự sống, che chở cho đàn con và tranh đấu.

– Việt và Chiến là hai đứa con của gia đình đã tự nguyện cầm súng chiến đấu báo thù cho ba mẹ bị giặc Pháp giết hại.

Câu 3: Nhân vật Việt và Chiến

a. Những nét tính cách giống nhau

– Cùng sinh trưởng trong một gia đình, có hoàn cảnh số phận giống nhau nên hai chị em có tâm lí, tính cách giống nhau.

+ Cùng ước nguyện được cầm súng đánh giặc để trả thù cho ba má.

+ Giành nhau đi tòng quân.

+ Cùng ý nghĩ khi khiên bàn thờ sang gửi nhà chú Năm để chị em đi đánh giặc.

– Dù còn nhỏ tuổi nhưng hành động của họ thật đáng khâm phục:

+ Chưa vào quân ngũ nhưng hai chị em đã bắn được tàu chiến của giặc trên sông Đinh Thủy.

+ Khi đi chiến đấu, Chiến là tiểu đội trưởng gương mẫu của bộ đội địa phương.

+ Việt phá được xe tăng của địch trong một trận giáp lá cà.

+ Dù bị thương nhưng khi tỉnh dậy, còn một ngón cái cử động được, Việt vẫn để tay lên cò súng, sẵn sàng chiến đấu.

– Hai chị em đều rất trẻ: (cách nhau một tuổi, chị mười chín, em mười tám) nên tính tình ngây thơ, hồn nhiên và dễ thương.

+ Giành nhau chuyện bắt ếch, đánh tàu giặc, giành nhau đi tòng quân.

+ Hay cãi nhau.

=> Cả hai đều giống nhau ở tấm lòng thương yêu cha mẹ, từ đó mà có lòng căm thù giặc sâu sắc. Tình cảm nung nấu, hun đúc thành ý chí sắt đá, thành lòng quyết tâm cao độ. Họ đều là những chiến sĩ dũng cảm, gan góc, lập được nhiều chiến công.

b. Những nét tính cách khác nhau

Chiến: là kiểu nhân vật phụ nữ thường gặp trong tác phẩm của Nguyễn Thi: sinh ra để gánh vác, để chịu đựng, và để chiến đấu.

– Sớm mất cha mẹ, Chiến đã trở thành người thay thế mẹ lo lắng cho em. Chiến có nét đảm đang tháo vát của người mẹ, tính toán thu xếp việc nhà chu đáo như người lớn.

– Chiến là người ý thức được truyền thống gia đình. Cô có thể bỏ ăn ngồi đánh vần từng chữ cuốn sổ ghi công của chú Năm. Cô đã sớm ý thức được mối thù, ý thức được trách nhiệm của thế hệ con cháu nối tiếp truyền thống gia đình, ghi thêm những trang mới vào cuốn sổ ghi công ấy.

Việt:

– Tính cách hiếu động: thích bắt ếch, bắn chim, câu cá, rảnh rỗi lúc nào nà cái ná thun trong tay lội cuối vườn ngoài bãi; lúc nào đi làm về cũng có một xâu chim trên cán cuốc.

– Tính cách hiếu thắng: đã giành với chị cái gì thì giành cho bằng được.

– Hôn nhiên vô tư: Tranh chị đi tòng quân thì cho mình đã lớn, nhưng chuyện trong gia đình, cái gì cũng phó mặc cho chị. Trong đêm, trước lúc lên đường, Chiến nằm trong buồng đang bàn tính với Việt thì Việt nằm ngoài vẫn ậm ừ một lúc đã ngáy khò khò.

– Tính cách trẻ con:

+ Đi bộ đội còn dắt thêm cái ná thun trong người.

+ Đi đánh giặc không sợ giặc, không sợ chết, chỉ sợ ma.

+ Muốn giữ kín chị không cho đồng đội biết vì sợ mất chị.

Câu 4:

Khuynh hướng sử thi là một khuynh hướng trong sáng tác nghệ thuật thiên về việc phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử mang tính toàn dân. Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” được viết bằng cảm hứng sử thi. Tuy chỉ tập trung vào hình ảnh những con người trong một gia đình những đó cũng là hình ảnh tiêu biểu cho đại gia đình đất nước. Chú Năm nói “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông”, dòng sông truyền thống của gia đình hòa cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc: nhiều nỗi đau nhưng cuồn cuộn căm hờn, kết tinh thành sức mạnh tinh thần to lớn, vô tận, bất khuất trước kẻ thù. “Những đứa con trong gia đình” cách mạng. này đều hiện lên với kích cỡ của những người anh hùng với những suy nghĩ, câu nói, hành động đáng khâm phục.

Câu 5:

Đoạn văn cảm động nhất đó là cảnh hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má chạy qua cánh đồng, gửi sang nhà chú Năm để hai chị em lên đường đi chiến đấu. Cảnh tượng đó khiến người đọc liên tưởng và bồi hồi xúc động bởi nhìn vào đó ta thấy được tình yêu, tình hiếu thảo, chọn nghĩa đối với cha mẹ. Dù khó khăn gian khổ hai chị em vẫn yêu thương nhau và không quên trách nhiệm nghĩa vụ trả thù cho ba má. Vẫn luôn nhớ về ba mẹ và làm theo, đi theo con đường ba mẹ đã đi, hết lòng vì tổ quốc.